Quốc tế

Nga sẵn sàng đáp trả sau khi Kiev vi phạm 'lằn ranh đỏ'?

Sau khi máy bay không người lái Ukraine tấn công trạm radar chiến lược ở Armavir, Nga có thể đưa ra phản ứng nào?

Ukraine mở rộng chiến dịch tấn công Crimea bằng tên lửa tầm xa của Mỹ / Bom lượn tầm xa của Ukraine vẫn gặp khó trước tác chiến điện tử Nga

Ukraine đang thực hiện một cuộc leo thang chưa từng có khi máy bay không người lái đã tấn công trạm cảnh báo tấn công tên lửa ở Armavir, vùng Voronezh.

Báo chí Kyiv chia sẻ hình ảnh UAV gây hư hại nặng cho mục tiêu, trong khi Bộ Quốc phòng Nga không bình luận và không xác nhận dưới bất kỳ hình thức nào về một cuộc tấn công vào cơ sở lá chắn hạt nhân của nước này.

Vậy hậu quả xảy ra đối với một trong những radar mạnh nhất của Nga, có khả năng phát hiện tên lửa liên lục địa đang lao tới khi vẫn ở trong không gian là gì, và phản ứng được Moskva đưa ra là điều thu hút sự chú ý lớn.

Cựu lãnh đạo Roscosmos và Phó thủ tướng Nga - ông Dmitry Rogozin là một trong những người đầu tiên bình luận về tình hình khi nhân vật này biết rõ về lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Ông Rogozin giải thích những gì đã xảy ra đó là Mỹ cố gắng đạt được ưu thế trước lực lượng hạt nhân của Nga kể từ khi Liên Xô cho ra mắt những loại vũ khí như bom hạt nhân và phương tiện mang phóng chúng.

Nhưng các cuộc tấn công vào hệ thống phòng thủ quan trọng là điều Mỹ chưa bao giờ dám làm trong gần 80 năm qua, chỉ trên giấy tờ và chỉ trong những cuộc tập trận trên lãnh thổ của họ.

Trạm radar cảnh báo sớm Voronezh-DM bị hư hại nặng sau cuộc tấn công của UAV cảm tử Ukraine.

Trạm radar cảnh báo sớm Voronezh-DM bị hư hại nặng sau cuộc tấn công của UAV cảm tử Ukraine.

“Bây giờ Washington thông qua Kyiv đang cố gắng phá hoại cơ sở thuộc Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa (MAWS) của chúng tôi - một yếu tố quan trọng của Hệ thống chỉ huy chiến đấu cho các lực lượng hạt nhân chiến lược”, ông Rogozin nói thêm.

Vị cựu quan chức cảnh báo, cuộc tấn công nói trên khiến nguy cơ xung đột hạt nhân leo thang đến mức thế giới chưa từng chứng kiến.

Ông Rogozin tin tưởng rằng với sự tham gia của Mỹ, hành động của Ukraine được phối hợp với họ một cách chặt chẽ, cho nên Washington phải chịu trách nhiệm về việc này.

“Washington sẽ phải trả lời đầy đủ mọi câu hỏi, chúng ta không chỉ đứng trước ngưỡng cửa mà còn ở bên bờ vực chiến tranh hạt nhân, ngoài ra, nếu họ không ngăn chặn những hành động như vậy, sự sụp đổ không thể đảo ngược về an ninh chiến lược của vũ khí hạt nhân sẽ bắt đầu diễn ra”, ông Dmitry Rogozin tóm tắt.

Bên cạnh đó, bà Elena Panina - Giám đốc Viện Chiến lược kinh tế và chính trị quốc tế (RUSSTRAT), hoàn toàn đồng ý với ông Rogozin.

 

“Cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine vào trạm cảnh báo sớm ở Armavir là một sự việc rất nghiêm trọng bởi vì đó là nỗ lực nhằm 'làm mù' 'đôi mắt' chống tên lửa của chúng tôi".

"Cuộc tấn công hạt nhân của phương Tây nhằm vào Nga sẽ bắt đầu. Đó là lý do tại sao việc xâm phạm cơ sở hạ tầng thuộc lá chắn hạt nhân được nêu trực tiếp trong 'học thuyết hạt nhân' của Nga như một lý do để Lực lượng Tên lửa Chiến lược trả đũa”, bà Panina nói.

Bà Panina, giống như ông Rogozin, không nghi ngờ gì về sự tham gia của Mỹ vào vụ việc kinh hoàng này và đang cố gắng hiểu tại sao Kyiv lại đồng ý với Washington tiến hành vụ tấn công, bởi đây giống như "một bước vào vực thẳm".

“Hơn nữa, bản thân Ukraine không có lực lượng hạt nhân chiến lược. Một cuộc tấn công vào cơ sở ở Armavir không mang lại cho nước này bất kỳ lợi ích nào ngoài danh tiếng. Người được hưởng lợi duy nhất rõ ràng là Washington”, bà Elena Panina nói rõ.

Tuy nhiên, việc vi phạm “ranh giới đỏ” này sẽ bị đáp trả như thế nào? Phương Tây đang chủ động phớt lờ các biện pháp do Nga thiết lập, dường như nhận ra rằng bàn tay của Kyiv có thể giúp tấn công rất nhiều mục tiêu chiến lược.

 

Đến lượt chuyên gia quân sự Viktor Litovkin bày tỏ quan điểm của mình về tình hình. Ông tin rằng Ukraine phải có Hoa Kỳ đứng sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, nhưng cho biết hệ thống phòng thủ hạt nhân không bị hư hại quá nặng.

“Đây là một trạm cảnh báo tấn công tên lửa ở nước ta, các trạm như vậy bị chồng chéo bởi một vài cơ sở tương tự khác. Nó hoạt động theo cách này: khi tên lửa của đối phương cất cánh và bay về phía Nga, trạm sẽ xác định nơi xuất phát, quỹ đạo của nó và điểm tác động".

"Chúng ta có 12 trạm dọc theo biên giới đất nước. Do vậy, tất nhiên thiệt hại tại một trong các trạm là rất nặng, nhưng không quá nghiêm trọng”, ông Litovkin chắc chắn.

Tuy nhiên điều quan trọng là phải hiểu rằng một số trạm radar cảnh báo sớm đã nằm trong vùng tấn công của máy bay không người lái Ukraine và đây là một rủi ro rất đáng kể.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm