Quốc tế

Nga sắp yêu cầu các nước "không thân thiện" mua khí đốt bằng đồng rúp - EU: Không đời nào!

Theo AP News, một số nhà lãnh đạo châu Âu lập luận rằng việc Nga thay đổi hình thức thanh toán về cơ bản sẽ thay đổi các hợp đồng hiện có và khiến chúng trở nên vô hiệu.

40 phút im lặng đáng sợ của máy bay Trung Quốc rơi: Chuyên gia nói về hành động kỳ lạ của tổ bay / NÓNG: Ukraine thông báo với Mỹ rằng họ cần 500 tên lửa Javelin và 500 tên lửa Singer mỗi ngày

Theo hãng thông tấn AP News, nhiều quốc gia châu Âu đã đồng loạt lên tiếng phản đối tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" với Moskva thanh toán khí đốt bằng tiền rúp thay vì đồng euro.

Thủ tướng Slovenia Janez Jansa cho biết: "Tôi không nghĩ có ai ở châu Âu thực sự biết đồng rúp trông như thế nào. Sẽ không có ai thanh toán bằng đồng rúp đâu."

Trong khi đó, nhiều nguyên thủ EU khác cũng bày tỏ quan điểm tương tự về lời đe dọa của Nga - từ Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến Thủ tướng Italy Mario Draghi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Đầu tuần này, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng Nga sẽ sớm yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" thanh toán khí đốt bằng đồng rúp do phương Tây liên tiếp trừng phạt và đóng băng tài sản của Nga. Ông Putin nói rằng động thái của phương Tây đã làm suy giảm lòng tin đối với các đồng tiền của họ.

Sau tuyên bố của Tổng thống Putin, đồng rúp đã tăng mạnh trở lại sau khi rớt giá thảm vì hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo châu Âu lập luận rằng việc Nga thay đổi hình thức thanh toán về cơ bản sẽ thay đổi các hợp đồng hiện có và khiến chúng trở nên vô hiệu.

Theo đó, Thủ tướng Đức Scholz cho biết đồng tiền được sử dụng trong thanh toán "cũng là một phần của hợp đồng cố định". Còn Thủ tướng Italy Draghi chỉ nói đơn giản rằng nếu ông Putin thực hiện kế hoạch này, thì "chúng tôi sẽ coi đó là hành vi vi phạm các hợp đồng hiện có".

 

Trong bối cảnh giá khí đốt leo thang chóng mặt như hiện nay, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo thậm chí đã nhìn thấy "cơ hội", dù không phải là điều Moskva muốn hướng tới.

Ông De Croo nói rằng: "Trong mọi trường hợp, nếu một yếu tố của hợp đồng bị thay đổi, chúng ta có thể đàm phán lại một loạt vấn đề - bao gồm giá cả".

EU nhập khẩu 90% lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng để sản xuất điện, sưởi ấm cho các hộ gia đình và cung cấp cho ngành công nghiệp, trong đó Nga cung cấp gần 40% lượng khí đốt nhập khẩu cho khối này.

Trong diễn biến liên quan, ngày 25/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Putin đã chỉ thị tập đoàn năng lượng Gazprom "chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp" khi phóng viên đặt câu hỏi rằng liệu Nga có tiếp tục cung cấp khí đốt cho EU hay không, nếu các nước châu Âu từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Theo ông Peskov, Gazprom nên hoàn thiện hệ thống thanh toán mới trong vài ngày tới. Người phát ngôn Điện Kremlin cũng nói thêm rằng chỉ thị của Tổng thống Putin không áp dụng đối với nhà sản xuất khí đốt độc lập Novatek, vì đây là một công ty tư nhân.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong ngày hôm nay (25/3) đã đạt được một thỏa thuận bước ngoặt về cung cấp năng lượng cho liên minh châu Âu (EU). Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ tăng cường vận chuyển khí đốt xuyên hai bờ Đại Tây Dương, với hy vọng sẽ làm suy yếu sức mạnh áp đảo của Nga trên thị trường năng lượng.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm