Quốc tế

Sau máy bay, Ukraine lại tuột mất 1 vũ khí quý giá: Tất cả chỉ vì "nỗi sợ" mơ hồ với Nga?

Sau khi kế hoạch giao máy bay đổ bể, đến lượt dự định gửi tên lửa S-300 cho Ukraine cũng khó thành vì các nước đều ngại đụng chạm với Nga.

NÓNG: Máy bay “Ngày Tận thế” chống hạt nhân của Mỹ được đưa tới Anh khi ông Biden đến châu Âu / Ông Medvedev: Phương Tây "tính toán sai lầm" khi liên tiếp giáng đòn trừng phạt Nga

Xôi hỏng bỏng không

Theo các quan chức Mỹ và phương Tây, lời hứa của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa từ thời Liên Xô đã rơi vào vũng lầy khó khăn khi chưa thể tìm được nguồn cung ứng và vận chuyển.

Ngay cả khi Mỹ và các đồng minh chuẩn bị công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow đồng thời viện trợ nhân đạo và vũ khí sát thương bổ sung cho Ukraine trong tuần này, việc cung cấp vũ khí phòng không được Kiev coi là rất quan trọng để ngăn chặn bước tiến Nga sẽ không thể hoàn thành ngay.

Nỗ lực này đang gặp phải những vấn đề tương tự như kế hoạch chuyển máy bay chiến đấu của Ba Lan cho Ukraine trước đó.

Theo Financial Times, các quốc gia có thiết bị phòng không thích hợp như Slovakia, Hy Lạp và Bulgaria đã từ chối kế hoạch chuyển hệ thống phòng không cho Ukraine hoặc nếu chuyển thì phải có các hệ thống mới để thay thế.

Họ cũng lo ngại Moscow sẽ coi bất kỳ vụ chuyển nhượng nào là một hành động gây hấn.

Các chuyên gia quốc phòng cho rằng Ukraine cần các hệ thống phòng không để đẩy lùi các cuộc tấn công từ trên không của máy bay chiến đấu Nga.

"Họ đang sử dụng những hệ thống phòng không để bắn hạ cả máy bay và tên lửa Nga", Frederick Kagan từ Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định.

"Người Ukraine thường xuyên đánh chặn tên lửa Nga. Không có nhiều hệ thống trên thế giới có thể làm được điều đó một cách đáng tin cậy".

Tom Malinowski, một nghị sĩ đảng Dân chủ trong ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho biết: "Nga dường như đang gia tăng số lượng các cuộc không kích khi lực lượng mặt đất bị Ukraine kìm hãm hiệu quả. Vì vậy, việc đưa thêm các hệ thống phòng không ngày càng cấp bách hơn.".

Trong số 30 quốc gia thuộc NATO, chỉ có Slovakia, Hy Lạp và Bulgaria có nguồn cung cấp hệ thống tên lửa S-300 do Liên Xô phát triển và quân đội Ukraine đã quen được huấn luyện sử dụng.

Tuần trước, Slovakia cho biết họ sẽ gửi S-300 nếu có thể tìm được hệ thống thay thế phù hợp nhưng hôm 23/3 nước này thông báo rằng họ chưa sẵn sàng làm điều đó. Hiện tại, Bulgaria và Hy Lạp cũng đã loại trừ khả năng chuyển giao hệ thống của họ.

Sau máy bay, Ukraine lại tuột mất 1 vũ khí quý giá: Tất cả chỉ vì nỗi sợ mơ hồ với Nga? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Đùn đẩy trách nhiệm

Slovakia đã bắt đầu nhận các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất mà Đức đang triển khai tạm thời như một phần trong phản ứng của NATO đối với cuộc chiến ở Ukraine. Hà Lan cũng đang gửi một hệ thống Patriot đến Slovakia.

Nhưng theo Financial Times, Slovakia muốn thấy kế hoạch cung cấp lâu dài hơn.

Một quan chức Slovakia cho biết hệ thống của Đức sẽ chỉ có ở Slovakia trong sáu tháng. Slovakia không đủ khả năng để mua hệ thống Patriot của riêng mình và sẽ tốn vài tỷ USD để trang bị khả năng phòng thủ hợp lý.

Một quan chức Slovakia khác chỉ ra rằng quân đội nước này sẽ cần một giải pháp thay thế lâu dài nếu muốn họ tặng đi hệ thống của mình.

Slovakia cũng lo ngại Moscow sẽ coi việc chuyển giao vũ khí phòng không là một hành động gây hấn và sau đó sẽ tấn công đất nước, một người am hiểu vấn đề cho hay.

 

Mỹ và Hy Lạp đã có các cuộc thảo luận không chính thức về việc Hy Lạp chuyển giao hệ thống S-300 nhưng Athens đã quyết định phản đối vì tầm quan trọng của tên lửa đối với an ninh nước này, một nhà ngoại giao Hy Lạp nói.

Hy Lạp đã gửi súng trường Kalashnikov và bệ phóng tên lửa nhưng đã loại trừ việc gửi các hệ thống phòng không, một nhà ngoại giao thứ hai nói thêm.

Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào tuần trước, Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov cũng chỉ đề nghị hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.

"Gần chạm đến cuộc xung đột, hiện tại chúng tôi sẽ không thể gửi hỗ trợ quân sự cho Ukraine", ông nói tuần trước.

Bất chấp sự miễn cưỡng của ba quốc gia với S-300, chính quyền Biden hiện vẫn chưa từ bỏ kế hoạch này, theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan.

 

Sự từ chối của các đồng minh về tên lửa S-300 mang âm hưởng từ kế hoạch chuyển giao máy bay cho Ukraine thất bại trong tháng này. Trong khi các nước đồng minh không muốn trực tiếp chuyển vũ khí cho Ukraine thì bản thân Mỹ cũng không ra mặt làm chuyện đó.

Mỹ đã từ chối đề xuất của Ba Lan về việc nước này sẽ nhận các máy bay chiến đấu thời Liên Xô rồi tự chuyển chúng cho Ukraine.

Washington lo ngại rằng làm như vậy có thể gây ra phản ứng từ Nga, trong khi Lầu Năm Góc kết luận rằng các máy bay đó sẽ không thay đổi đáng kể hiệu quả của lực lượng không quân Ukraine.

Quá trình chuyển những vũ khí phù hợp cho Ukraine nhằm ứng phó trước Nga tiếp tục đi vào bế tắc khi các bên đều đùn đẩy trách nhiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm