Quốc tế

Nga – Thổ tháo gỡ nút thắt quan hệ tại thượng đỉnh Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Recep Tayyip Erdogan sẽ cố gắng cứu vãn mối quan hệ đối tác của họ tại hội nghị thượng đỉnh Syria ở Moscow trong ngày thứ Năm sau những xung đột gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng Syria được Nga hậu thuẫn.

Quyết chiến vì "vùng đệm" sâu 30 km trong lãnh thổ Syria: 24 giờ cân não của Nga-Thổ? / Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết 'không phận syria' như thế nào?

Sau những diễn biến phức tạp của tình hình xung đột Syria, ông Erdogan muốn ông Putin chấp nhận kế hoạch mở một khu vực kiểm soát mới ở tỉnh Idlib phía tây bắc của Syria để tái định cư hàng triệu người tị nạn, theo các quan chức cấp cao thân cận với chính sách của Ankara.

Nhiều khúc mắc tại Syria

Điều này có phần bất đồng với lập trường của ông Putin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải giành lại quyền kiểm soát đối với toàn bộ lãnh thổ đất nước.

Không có gì đảm bảo là sẽ đạt được đột phá khi hai Tổng thống cố gắng đạt được nhất trí về các mục tiêu còn bất đồng trong khi tránh làm gia tăng căng thẳng. Ít nhất 3 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng và 15 người bị thương trong các cuộc đụng độ mới nhất tuần này với lực lượng Syria, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Nga – Thổ tháo gỡ nút thắt quan hệ tại thượng đỉnh Syria - Ảnh 1.

Chiến trường Ildib gần đây đang diễn biến hết sức phức tạp.

Theo dõi tình hình một cách đầy lo ngại từ bên ngoài là các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, đang bị báo động trước lời đe dọa của ông Erdogan rằng sẽ cho phép hàng triệu người tị nạn vượt qua biên giới của họ để đến châu Âu – dấy lên nguy cơ về một cuộc khủng hoảng di cư mới cho khối này.

Cho đến nay, Hoa Kỳ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO chưa có nhiều động thái phản ứng với lời kêu gọi của ông Erdogan về tăng cường sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu áp lực gia tăng trong nước về việc đạt được thành công ở Syria. Ông Putin muốn củng cố ảnh hưởng của Nga bằng cách ủng hộ chính quyền của ông Assad, nhưng có thể sẵn sàng nhượng bộ phần nào đối với mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ về một vùng đệm để bảo vệ biên giới nước này. Hai nhà lãnh đạo đã hai lần thỏa thuận về Idlib tại các cuộc hội đàm thượng đỉnh vào tháng 10 và tháng 9 năm 2018 nhưng các thỏa thuận này tới nay đã không còn hiệu quả.

Lần này, "ông Putin có thể phải thuyết phục chính quyền Assad thỏa hiệp vì ông không cho phép xảy ra bất kỳ thương vong nào về phía chúng tôi hoặc quân đội Syria phải chịu tổn thất nặng nề", Irina Zvyagelskaya, chuyên gia về Trung Đông tại Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế tại Moscow. "Tuy nhiên, yêu cầu của ông Erdogan không thể được chấp nhận hoàn toàn".

Sau khi quân đội Syria chiếm lại một thị trấn chiến lược nằm trên đường cao tốc giữa thủ đô Damascus và các thành phố quan trọng Aleppo và Latakia, Nga dường như không sẵn sàng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nihat Ali Ozcan, chiến lược gia tại tổ chức nghiên cứu chính sách kinh tế ở Ankara cho biết. "Thay vào đó, Moscow muốn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút lui về phía biên giới", ông nói.

 

Ông Putin đã từ chối lời kêu gọi của ông Erdogan về cuộc gặp gỡ, đầu tiên là ở Istanbul và sau đó là với các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đến Moscow để nêu ra lập trường của mình với ông Putin, một mình.

Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cẩn trọng để tránh xung đột trực tiếp ngay cả khi bạo lực đã tăng vọt trong những ngày gần đây. Trong khi Nga chính thức kiểm soát bầu trời phía trên Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tấn công từ máy bay không người lái nhằm vào quân đội Assad, sau khi một cuộc không kích giết chết 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một ngày vào ngày 27/2.

Theo ông Anthony Skinner, Giám đốc về khu vực Trung Đông và Bắc Phi tại đơn vị phân tích rủi ro Verisk Maplecroft, "Moscow chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn Ankara gây ra tổn thất nặng nề cho quân đội Syria".

Thành trì cuối cùng

Idlib là thành trì cuối cùng của phe nổi dậy chống lại Assad ở Syria – lực lượng từng được phương Tây hậu thuẫn nhưng nay phần lớn đã bị bỏ lại. Trong những tuần gần đây, quân đội Syria được hỗ trợ bởi máy bay Nga đã tăng cường nỗ lực chiếm lại thành phố và khu vực xung quanh - điều dấy lên một làn sóng người tị nạn mới chạy trốn về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Ông Erdogan ủng hộ phe nổi dậy, nói rằng sự sụp đổ của Idlib sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng di cư khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã phải tiếp nhận số dân tị nạn lớn nhất thế giới với tổng cộng khoảng 5 triệu người. Nga thì nói rằng Syria đang chiến đấu với những kẻ khủng bố và cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng quân đội của mình để hỗ trợ các chiến binh có liên kết với Al-Qaeda.

Ông Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngăn những người di cư tìm cách vào EU nữa. Giữa lúc căng thẳng gia tăng ở biên giới, Hy Lạp cho biết họ đã phải ngăn chặn gần 28.000 người vào nước này kể từ thứ Bảy.

Đức đã hạ thấp kỳ vọng về việc đạt được sự nhất trí về gói chính sách liên quan đến vấn đề này tại một cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU tại Brussels vào thứ Tư. Họ dường như cũng không sẵn sàng có động thái về các biện pháp trừng phạt tiềm tàng nhằm vào Moscow đối với cuộc chiến ở Syria. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức Rainer Breul cho biết, chúng tôi không nên làm bất cứ điều gì khiến cho một giải pháp chính trị với Nga ở Syria trở nên khó khăn hơn".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm