Quốc tế

Quyết chiến vì "vùng đệm" sâu 30 km trong lãnh thổ Syria: 24 giờ cân não của Nga-Thổ?

Ý tưởng "vùng đệm" dọc biên giới Syria của Thổ không chỉ bao gồm Idlib mà còn là một phần tỉnh Latakia, nơi có Quân đội Nga và người dân trung thành với chính phủ Syria.

Buk-M2E Syria khai hỏa nhằm vào F-16 Thổ Nhĩ Kỳ / Syria đối mặt áp lực chưa từng thấy: Vùng cấm bay và tập kích tên lửa "đẹp và thông minh"?

Ý tưởng "vùng đệm" sâu 30 km trong lãnh thổ Syria của TT Erdogan

Ngày 29/2, trong bối cảnh chiến sự ở tỉnh Idlib đang diễn ra ác liệt, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan đã kêu gọi phía Nga đồng thuận trong việc thiết lập một "vùng đệm" sâu 30 km xuyên qua toàn bộ tuyến biên giới phía bắc Syria.

"Chúng tôi (Nga-Thổ) vẫn đang làm việc để thiết lập một vùng an toàn dài 30 km dọc theo toàn bộ đường biên giới của chúng tôi (Thổ Nhĩ Kỳ) với Syria".

Nếu ý tưởng nói trên thành hiện thực, "vùng đệm" sẽ đi qua một phần tỉnh Latakia, nơi có sự hiện diện của Quân đội Nga cũng như người dân trung thành với chính phủ Syria (người Hồi giáo Alawite - gia tộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng thuộc giáo phái này).

Nhiều nhà phân tích cho rằng ý tưởng của phía Thổ sẽ khó được người Nga chấp thuận dựa trên thực tế chiến trường ở tỉnh Idlib khi các mũi tấn công của Quân đội Arab Syria (SAA) đang tiếp cận từ hướng nam tuyến cao tốc M4 cũng như thị trấn Saraqeb một lần nữa được giải phóng.

Rõ ràng, "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh" và Thổ Nhĩ Kỳ không phải là kẻ làm chủ cuộc chơi ở miền bắc Syria.

Quyết chiến vì vùng đệm sâu 30 km trong lãnh thổ Syria: 24 giờ cân não của Nga-Thổ? - Ảnh 1.

Nếu đề xuất của phía Thổ thành hiện thực, SAA sẽ phải rút bỏ phần phía bắc của tỉnh Latakia và khu vực tây bắc thành phố Aleppo và chỉ thu hồi một vùng nhỏ hẹp phía tây và phía bắc của Saraqeb.

24 giờ tới, Thổ sẽ nhận được "miếng bánh" nào từ Nga?

Thời gian dự kiến cho vòng đàm phán giảm căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình Idlib dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ tới (ngày 5/3).

Ngày 4/3, hãng tin TASS của Nga trích tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga ông Iger Konashenkov cáo buộc các "điểm giám sát ngưng bắn" của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) ở Idlib đang trở thành cứ điểm của các nhóm khủng bố và binh lính Thổ đang hòa lẫn với chúng.

"Theo Thỏa thuận Sochi năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết rằng các vũ khí hạng nặng của phiến quân Syria sẽ phải rút khỏi từ 15 đến 20 km so với tuyến đầu của "khu vực giảm căng thẳng".

Thay vào đó, trong 18 tháng qua các nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS), Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) và Hurras al-Din đã hất cẳng các tay súng "đối lập ôn hòa" khỏi khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Không những vậy, các cứ điểm trong khu vực do các nhóm khủng bố kiểm soát đã thực sự hợp nhất với các "điểm giám sát ngưng bắn" của TAF được thiết lập theo thỏa thuận".

Ông Konashenkov bổ sung "Các cuộc tập kích và pháo kích đã nhằm vào các khu vực hòa bình (vùng chính phủ Syria kiểm soát) và căn cứ không quân Khmeimim đã từ lẻ tẻ trở thành thường nhật".

Tuyên bố nói trên của Quân đội Nga đã khẳng định rằng Ankara sẽ khó có hy vọng đàm phán với Moscow về "vùng đệm" trừ phi có một sự thay đổi lớn trên chiến trường như một đợt phản công lớn và gây thiệt hại nặng cho SAA của TAF và các tay súng Idlib.

Nếu 24 giờ tới trôi qua trong "hòa bình" nhiều khả năng "miếng bánh" của Thổ Nhĩ Kỳ trên bàn đàm phán sẽ chỉ là những vùng đất ở phía bắc của cao tốc M4 và phía tây của cao tốc M5 hiện vẫn do các tay súng phiến quân và khủng bố kiểm soát.

Quyết chiến vì vùng đệm sâu 30 km trong lãnh thổ Syria: 24 giờ cân não của Nga-Thổ? - Ảnh 2.

Mặc dù phần đất thuộc tỉnh Idlib phía nam cao tốc M4 không sớm thì muộn sẽ được giải phóng, nhưng tiến độ của nó nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào động thái của Thổ Nhĩ Kỳ trước trong và sau cuộc đàm phán ngày 5/3.

 

Thổ Nhĩ Kỳ có tham vọng với miền bắc Syria hay không?

Mặc dù nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ luôn tuyên bố rằng họ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ cũng như không có ý định chiếm đóng lâu dài miền bắc Syria, tuy nhiên lịch sử đã chứng minh điều ngược lại.

Ngày 20/7/1975, chỉ 5 ngày sau cuộc đảo chính được Hy Lạp hậu thuẫn tại Cyprus (đảo Síp) chiến dịch tấn công đảo quốc thuộc Châu Âu của TAF đã được tiến hành dưới cái tên "Chiến dịch Hòa bình Cyprus".

Với ưu thế vượt trội, 40.000 lính Thổ đã đẩy lui 12.000 lính Cyprus và chiếm 3% lãnh thổ ở miền bắc Cyprus chỉ trong tháng 7 năm đó.

Quyết chiến vì vùng đệm sâu 30 km trong lãnh thổ Syria: 24 giờ cân não của Nga-Thổ? - Ảnh 4.

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có chiếm đóng lâu dài miền bắc Syria như Cyprus hay không?

 

Chính quyền quân sự Cyprus thân Hy Lạp đã được thay thế bằng một chính phủ dân chủ nhưng TAF không dừng lại. Vào tháng 8/1974, cuộc tấn công ồ ạt của TAF đã dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng khoảng 40% lãnh thổ Cyprus.

Xung đột kết thúc bằng việc Liên Hiệp Quốc thiết lập "Tuyến Xanh" và một cuộc "trao đổi dân cư" khổng lồ giữa 150.000 người Cyprus gốc Hy Lạp ở miền bắc và 60.000 người Cyprus gốc Thổ ở miền nam.

Năm 1983, Cộng hòa Bắc Cyprus của người Thổ Nhĩ Kỳ (TRNC) tuyên bố độc lập khỏi Cyprus, và mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là nước duy nhất công nhận quốc gia này cũng như cộng đồng quốc tế coi lãnh thổ của TRNC là lãnh thổ chiếm đóng, nhưng mọi thứ đã trở thành "chuyện đã rồi".

Cần chú ý rằng ngoài các mục tiêu cụ thể như đẩy lui các tay súng người Kurd và tái định cư hàng triệu người tị nạn Syria trên đất Thổ, Ankara vẫn tiếp tục để mắt tới cộng đồng người Turkmen (gốc Thổ - nói tiếng Thổ) ở Syria.

Trước khi cuộc chiến tranh Syria nổ ra năm 2011, ước tính Turkmen là nhóm dân tộc lớn thứ ba (sau người Arab, người Kurd) và chiếm từ 15 đến 20% dân số ở quốc gia Trung Đông này. Hiện trong hàng triệu người tị nạn Syria trên đất Thổ, khoảng nửa triệu là người Turkmen.

 

Thổ Nhĩ Kỳ đưa xe tăng Leopard và hệ thống phòng không Atilgan tới Idlib, Syria trong ngày 4/3.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm