Quốc tế

Nga tung gói nâng cấp biến tiêm kích đa năng Su-30MK2 thành... Su-35S

DNVN - Do sử dụng chung khung thân nên gói nâng cấp dành cho tiêm kích đa năng Su-30M2 hoàn toàn có thể áp dụng trên phiên bản Su-30MK2.

Điều thêm quân tới Iraq, Mỹ chuẩn bị “động binh” với Iran? / Mỹ nghi ngờ Syria tấn công hóa học, dọa đáp trả thích đáng

Tiêm kích đa năng Su-30M2 là biến thể nội địa hóa được Nga chế tạo từ nguyên mẫu Su-30MK2 dùng cho xuất khẩu. Cấu hình tiêu chuẩn của Su-30M2 theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự thì tương đương với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SM3.

Cụ thể, Su-30M2 được lắp đặt radar mảng pha thụ động N001VE-Pero (phiên bản nâng cấp từ N001VEP trang bị cho Su-30MK2), có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất. Tầm phát hiện máy bay chiến đấu là 190 km so với chỉ 150 km của N001VEP.

Động cơ của Su-27M2 là AL-31FM1 sở hữu lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F trên Su-30MK2). Hệ thống điện tử hàng không của Su-30M2 cũng đạt hiệu suất hoạt động cao và tin cậy hơn Su-30MK2 bản xuất khẩu.

Tiêm kích đa năng Su-30M2 số hiệu 30

Tiêm kích đa năng Su-30M2 số hiệu 30 "Đỏ" của Không quân Nga

Hiện tại, trong Không quân Nga, vai trò chính của Su-30M2 bên cạnh trực ban tác chiến đó là dùng để đào tạo phi công lái tiêm kích Su-27SM3 và Su-35S nhờ kết cấu 2 chỗ ngồi của nó.

Tuy nhiên, để đào tạo phi công Su-35S thì Su-30M2 chưa thực sự đảm đương tốt vai trò, vì giữa hai dòng tiêm kích đa năng này có sự chênh lệch khá lớn về cấu hình. Chính vì vậy, Nga đã tiến hành một vài nâng cấp trên Su-30M2 để nó trở nên tiệm cận nhất với Su-35S.

Radar mảng pha quét điện tử thụ động N035 Irbis được thử nghiệm trên chiếc Su-30MK số hiệu 503

Radar mảng pha quét điện tử thụ động N035 Irbis được thử nghiệm trên chiếc Su-30MK số hiệu 503

 

Trong quá khứ, Nga đã thử nghiệm thành công việc lắp đặt radar N035 Irbis cho tiêm kích Su-30MK, mở ra cơ hội trang bị loại radar tiên tiến này cho tất cả dòng Su-30 nội địa cũng như xuất khẩu. Đáng tiếc rằng họ chưa tiến hành gắn loại radar này cho những máy bay Su-30M2/MK2 sản xuất đại trà.

Ngoài radar cực mạnh, Su-35S còn nổi tiếng ở khả năng siêu cơ động nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S. Nếu Su-30M2 không được lắp động cơ này thì khó mà đảm bảo sẽ cho "ra lò" nhiều phi công lái Su-35S có chất lượng cao.

Cho nên để khắc phục nhược điểm nêu trên, Nga đã tiến hành thử nghiệm trang bị động cơ 3D TVC AL-41F1S cho chiếc Su-30M2 số hiệu 40 "Xanh".

Động cơ AL-41F1S được thử nghiệm gắn song song cùng AL-31FM1 trên tiêm kích Su-30M2 (chiếc bên phải)

Động cơ AL-41F1S được thử nghiệm gắn song song cùng AL-31FM1 trên tiêm kích Su-30M2 (chiếc bên phải)

 

Kết quả thu được cho thấy, nó thừa khả năng tích hợp lên dòng tiêm kích này. Đây có thể xem là điều hiển nhiên vì cả hai đều là máy bay do Komsomolsk on Amur - KnAAPO sản xuất.

Với cấu hình gắn được cả radar N035 Irbis lẫn động cơ AL-41F1S, sức mạnh của Su-30M2 đã không còn thua kém Su-35S ở bất cứ điểm nào nữa. Nó thậm chí đã được gọi bằng cái tên không chính thức là Su-35UBM.

Bên cạnh đó, thành công của mô hình nâng cấp áp dụng trên Su-30M2 còn mở ra cơ hội hiện đại hóa Su-30MK2 cho các đối tác quân sự của Nga đang sử dụng dòng tiêm kích này khi chúng bước vào giai đoạn nâng cấp giữa vòng đời.

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Theo Defence Blog)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm