Nga vừa khắc phục "điểm yếu chí mạng" ở Ukraine: Chiến dịch tăng tốc mạnh nhờ thứ này?
NÓNG: Khói lửa mịt mù tại kho dầu Nga - Quan chức cáo buộc Không quân Ukraine tập kích! / Vũ khí hạng nặng, bao gồm xe tăng của Mỹ và Đức đã cập bến Ukraine? Hé lộ chân tướng
Chiến dịch quân sự ở Ukraine khiến các chuyên gia quân sự phương Tây cảm thấy ngạc nhiên khi Nga có vẻ như khá chệch choạc ngay cả trong các quy trình quân sự cơ bản nhất, chẳng hạn như thiết lập mạng lưới thông tin liên lạc trong chiến đấu.
Trong tuần giao tranh đầu tiên, các báo cáo tiết lộ bằng chứng cho thấy quân đội Nga đang liên lạc bằng sóng radio không mã hóa, nghĩa là bất kỳ ai sử dụng sóng vô tuyến tần số cao (HF) đều có thể chặn sóng và nghe lén đường truyền.
Theo tờ New York Times, một trong những lý do khiến một số tướng lĩnh của Nga thiệt mạng trên chiến trường cũng là vì lý do quân Ukraine nhận biết vị trí nhờ vào sóng liên lạc và tiến hành phục kích.
Ảnh minh họa.
Điều này đặt ra câu hỏi về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc chiến thuật của Nga cải thiện ra sao sau quá trình hiện đại hoá quân đội từ năm 2008.
Các chuyên gia đều cho rằng một mạng lưới thông tin liên lạc vận hành thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phần còn lại của chiến dịch Nga ở Ukraine.
Theo National Interest, ở cấp độ chiến thuật, Nga đang có ba hệ thống liên lạc cơ bản đáng chú ý: Đài chiến thuật R-168 Akveduk và R-187 Azart, cùng hệ thống trinh sát, chỉ huy và liên lạc Strelets.
R-168 là dòng máy bộ đàm kỹ thuật số có nhiều phiên bản, bao gồm tần số rất cao và cực cao, cũng như một biến thể HF bổ sung cho liên lạc tầm xa. Liên lạc cấp đội sử dụng bộ đàm cầm tay R-168-0.1U VHF, có phạm vi 1,2 km.
Chúng có thể truyền dữ liệu với tốc độ 16 kilobyte/giây, tất nhiên sẽ phù hợp với truyền giọng nói thay vì gửi hình ảnh. Xe bọc thép như xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 được trang bị đài R-168-25VE, có phạm vi liên lạc lên đến 35 km.
Liên kết chỉ huy và kiểm soát từ đại đội đến cấp trung đoàn được đảm bảo bởi R-168-25U-2, một đài VHF khác có phạm vi liên lạc từ 25 đến 40 km có thể được tìm thấy trên các phương tiện như xe bọc thép R-149BMR C2.
Dòng bộ đàm R-168 đã được sử dụng từ lâu và được coi là bộ đàm chiến thuật chính của lực lượng Nga. Sự hiện diện của nó khá phổ biến nên năng lực cũng được nắm rõ.
R-187 Azart là dòng máy bộ đàm cầm tay tần số rất cao và cực cao - thường có mặt trong lực lượng bộ binh cấp cao nhất của Nga, chẳng hạn như đặc nhiệm Spetsnaz - có thể liên lạc trong phạm vi từ 4 đến 40 km.
R-187 là dòng radio có khả năng nhận diện thông qua phần mềm, thường là một phần trong bộ trang bị chiến đấu Ratnik mà Nga cung cấp cho lính trinh sát, bao gồm cả hệ thống Strelets trong đó.
Strelets là một thiết bị đầu cuối dành cho quân nhân có kích thước và độ phức tạp khác nhau tùy thuộc vào vai trò của người lính và thiết bị định vị GPS hoặc Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu.
Hệ thống được cho là nhận thông tin nhắm mục tiêu từ các radar và máy bay không người lái (UAV) như Orlan-10, với phạm vi liên lạc khoảng 1,5 km, nhưng mỗi thiết bị đầu cuối hoạt động như một bộ kích có thể mở rộng phạm vi.
Nga còn có các phiên bản khác thay thế Strelets như 83t215VR-5 , được thiết kế để sử dụng bởi các nhóm vận hành hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh (SATCOM) cung cấp thông tin liên lạc trên khoảng cách 5.000 km.
Sau khi được triển khai và hoạt động đầy đủ, khả năng này cho phép các đơn vị tiền tuyến của Nga liên lạc với các lực lượng tuyến dưới và phối hợp yểm trợ chặt chẽ trên không cùng hỏa lực pháo binh trong thời gian thực.
Có một số bằng chứng về các hệ thống SATCOM đang được triển khai trên thực địa, điều này có thể chứng minh người Nga đang dần cải thiện mạng lưới liên lạc ở Ukraine, giảm bớt sự phụ thuộc vào điện thoại di động và thông tin liên lạc không được mã hóa.
Cũng có bằng chứng cho thấy mạng lưới thông tin liên lạc của Nga đang bắt đầu hoạt động hiệu quả hơn để hỗ trợ các nhiệm vụ có xác định mục tiêu.
Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu công bố đoạn phim về các cuộc giao tranh nhờ vào thông tin trinh sát chống lại lực lượng Ukraine. Những video này cung cấp bằng chứng về sự phối hợp thời gian thực giữa các cỗ máy trinh sát với hệ thống pháo binh.
Hơn nữa, các bằng chứng về chia sẻ tọa độ mục tiêu theo thời gian thực để triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo là dấu hiệu cho thấy sự phối hợp giữa các nhánh quân hiện đã được cải thiện đáng kể.
Điều này ngụ ý rằng mạng lưới liên lạc của Nga giờ đây đã có khả năng hỗ trợ truyền video từ UAV tới trung tâm điều khiển mặt đất cũng như gửi tới phương tiện chỉ huy — để có thể đưa ra quyết định có tham gia vào cuộc chiến hay không.
Giới quan sát nhận định, khi chiến dịch tiến triển, các lực lượng Nga sẽ cải thiện mạng lưới liên lạc chiến thuật để phối hợp hiệu quả hơn với các hành động nhằm chống lại lực lượng Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo