Quốc tế

Ngạc nhiên khi Cuba chế tạo xe tăng bánh lốp bằng cách "lai ghép" T-62 và BTR-60

DNVN - Trong hình thức tác chiến đô thị hiện nay, phương tiện chiến đấu bánh lốp sở hữu hỏa lực mạnh đang được xem là trọng tâm đầu tư của nhiều quân đội trên thế giới.

Clip: Thăm lữ đoàn tăng T-90S của quốc gia mua cùng đợt với Việt Nam / Trung Quốc tuyên bố xe tăng nội địa VT4 "ăn đứt" T-90S

Thực tế, các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy giao tranh ác liệt nhất xảy ra tại khu vực đô thị chứ không phải ở nơi rừng rậm hay sa mạc như quan điểm cũ. Điều này là do tình trạng tăng dân số dẫn tới những khu vực trước kia vắng hoặc không có người ở đã trở nên đông đúc.

Bên cạnh đó, tác chiến trong đô thị cũng chứng minh là biện pháp tiêu hao lực lượng của phía tân công nhiều nhất, hơn hẳn so với cách làm cũ là lợi dụng địa hình hiểm trở để cận chiến do các loại vũ khí có độ chính xác cao đã xóa nhòa giới hạn này.

Trên thế giới, các phương tiện đặc trưng cho tác chiến đô thị ngày càng trở nên phát triển, bên cạnh xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh thì xe tăng bánh lốp chính là vũ khí có sức mạnh lớn nhất do nó chỉ phải di động ở những nơi địa hình bằng phẳng, đường sá tốt nên không yêu cầu xe tăng bánh xích như truyền thống.

Xe tăng bánh lốp mang pháo 100 mm của T-54 trên khung gầm xe thiết giáp chở quân BTR-60 của Quân đội Cuba

Xe tăng bánh lốp mang pháo 100 mm của T-54 trên khung gầm xe thiết giáp chở quân BTR-60 của Quân đội Cuba

Tiêu biểu cho loại phương tiện trên có thể kể ra đây bao gồm M1128 Stryker MGS của Mỹ, Patria AMV do Phần Lan sản xuất hay MCV của Quân đội Nhật Bản. Các vũ khí trên đều sử dụng khung xe thiết giáp 8x8 gắn pháo 105 mm.

Đáng tiếc rằng đối tác quân sự truyền thống của Việt Nam là Nga không chế tạo xe tăng bánh lốp. Họ mới chỉ đưa ra ý tưởng sản xuất trên khung gầm chiếc Boomerang, nhưng để tới lúc thành hiện thực là cả một quãng thời gian dài.

Trong khi đó, giải pháp đi mua xe tăng bánh lốp hay xe yểm trợ hỏa lực mang vũ khí hạng nặng từ các quốc gia kể trên lại không khả thi lắm vì giá thành quá cao, ước chừng đều trên 3 triệu USD, khó trang bị với số lượng lớn.

Xe thiết giáp chở quân BTR-60 của Cuba mang pháo U-5TS cỡ 115 mm lắp trên xe tăng T-62

Xe thiết giáp chở quân BTR-60 của Cuba mang pháo U-5TS cỡ 115 mm lắp trên xe tăng T-62

 

Giải pháp khả thi nhất đối với Quân đội Việt Nam lúc này có lẽ là hãy học tập cách làm của người bạn bên kia bán cầu đó chính là Cuba. Quốc gia Mỹ La tinh là "bậc thầy" trong việc đưa ra các giải pháp hoán cải BTR-60.

Nhược điểm chính của BTR-60 là động cơ bố trí phía sau như xe tăng nên lính bộ binh buộc phải ra vào bằng cửa nó, dẫn tới dễ bị thương vong.

Tuy nhiên, nếu sửa đổi khung gầm BTR-60 bằng cách gắn tháp pháo mang pháo D-10T2S 100 mm của T-54/55 hay U-5TS 115 mm của T-62. Nếu chấp nhận loại bỏ chức năng chở lính và khả năng bơi thì chúng ta đã có một chiếc xe tăng bánh lốp với hỏa lực không thua kém bất cứ ai.

Giải pháp trên ngoài việc tiết kiệm cho ngân sách còn có ưu điểm không quá khó khăn về mặt kỹ thuật, nhất là khi chúng ta có được sự hỗ trợ từ người bạn Cuba. Cho nên, đây là phương án rất nên tính tới trong tương lai.

 

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Theo Defence Blog)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm