Ngắm nữ sinh trường không quân Nga hút hồn trong ngày khai giảng
Trường Krasnodar trở lại đào tạo nữ phi công cách đây không lâu và nữ sinh các khóa của chương trình này luôn thu hút sự chú ý của công chúng.
Vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến hơn 500 người tử nạn ở Nhật Bản và cái cúi đầu xin lỗi trong nước mắt của vợ phi công trưởng đã thiệt mạng / Máy bay ném bom, bắn rocket cực "sướng mắt" ở cuộc thi phi công quân sự
Trường Không quân Cấp cao Krasnodar được đặt theo tên của Anh hùng Liên Xô Anatoly Serov bắt đầu tái đào tạo nữ phi công quân sự từ năm 2017. Trong ảnh, nữ đội trưởng, sĩ quan huấn luyện và các học viên của trường Krasnodar trong buổi lễ tuyên thệ.
Quân đội Nga hiện đại có khoảng 45.000 nữ quân nhân trong biên chế, tính đến năm 2018. Hầu hết nữ quân nhân phục vụ trong các binh chủng thông tin, đơn vị hậu cần, binh chủng quân y, cũng như các trường đại học, cao đẳng quân sự.
Cũng theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga năm 2018, khoảng 315.000 phụ nữ làm việc tại các vị trí dân sự trong Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, khoảng 1.300 phụ nữ đang theo học tại các trường quân sự trên cả nước.
Trường Không quân Cấp cao Krasnodar đào tạo các nữ sinh trở thành những nữ phi công quân sự thực thụ.
Trường Không quân Krasnodar đào tạo nữ quân nhân kể từ năm 2017, lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Trong ảnh, một nữ học viên chuẩn bị đọc lời thề.
Chỉ 2 tuần sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trường nhận được hơn 150 lá đơn từ các vùng khác nhau của đất nước sau khi chương trình mở lại vào năm 2017. Kết quả trúng tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi chung. Sau đó, các ứng viên sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe, cũng như các bài kiểm tra tâm lý và các yêu cầu khác.
Các phi công tương lai của trường sẽ sẵn sàng điều khiển một chiếc máy bay quân sự vào năm 2020. Nếu có thể đáp ứng những mong đợi của quân đội, họ sẽ tham gia vào đội ngũ phi công của nước này.
Theo Sputnik, trong Thế chiến II, gần 600.000 nữ phi công quân sự đã chiến đấu chống lại Đức Quốc xã và hơn 90.000 người trong số đó được Liên Xô phong Anh hùng. Một số người công tác trong các trung đoàn không quân đặc biệt dành cho phụ nữ, gọi là “Phù thủy đêm” vì họ khiến quân Đức sợ hãi với những đợt không kích trong bóng tối.
Theo trang web của Trường Không Quân Krasnodar trên Facebook, từ năm 1961-1991, Liên Xô cũng đã đào tạo hơn 1.700 học viên Việt Nam.
Các nữ học viên trường Krasnodar tuyên thệ để chuẩn bị bước vào năm học mới.
Theo Hà Lan/Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo