Ngoài AK, Việt Nam còn dùng tiểu liên nào trong kháng chiến chống Mỹ?
Không chỉ sử dụng súng trường AK, hóa ra trong kháng chiến chống Mỹ, quân giải phóng miền Nam còn sử dụng một loạt các loại tiểu liên do các nước phương Tây sản xuất.
Súng trường tấn công hiện đại trong biên chế Việt Nam hiếm khi xuất hiện / Lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố Việt Nam từng dùng súng tiểu liên nào?
Dẫu vậy, có lẽ không nhiều người biết rằng, ngoài súng trường tiến công AK, quân giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn sử dụng một loạt các loại súng tiểu liên khác, thậm chí dùng trước khi có AK. Đặc biệt hơn, nguồn gốc của chúng phần nhiều xuất phát từ các nước phương Tây. Ảnh: peteralalloyd.com
Ví dụ như khẩu tiểu liên MAT-49 do Pháp sản xuất, từng được trang bị cho quân giải phóng miền Nam giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ. Nguồn gốc số súng này được cho là chiến lợi phẩm trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh tư liệu
Đáng chú ý, năm 1962, quân giới Việt Nam thực hiện cải biên MAT-49, thay nòng súng nguyên bản bằng nòng tiểu liên K50, thay đầu ngắm và cải tiến băng đạn để lắp đạn K50. Trong 2 năm 1962-1963, trên 2.000 khẩu MAT-49 được cải tiến và đưa vào chi viện cho miền Nam. Thông số kỹ thuật MAT-49 nguyên bản/cải tiến gồm: cỡ đạn 9x19mm/7,62x25mm (hộp tiếp đnạ 32 viên); tốc độ bắn 600/900 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 150m. Ảnh tư liệu
Hay tiểu liên Thompson - khẩu súng huyền thoại của Mỹ trong CTTG-2, Việt Nam thu giữ được hàng nghìn khẩu này trong kháng chiến chống Pháp rồi tiếp tục sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Khẩu Thompson dùng cỡ đạn 11,23x23mm, tốc độ bắn 700-1.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-150m. Ảnh tư liệu
Thậm chí đến cả khẩu tiểu liên MP-38/40 nổi tiếng của Đức trong CTTG2 mà Việt Nam cũng sở hữu khi tịch thu được chúng trong kháng chiến chống Pháp. Khẩu này dùng cỡ đạn 9x19mm với hộp tiếp đạn 32 viên, tốc độ bắn 500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100m. Ảnh: Wikipedia
Về sự hỗ trợ của các nước anh em Xã hội Chủ nghĩa, ngoài súng trường AK, Việt Nam còn nhận được các khẩu tiểu liên SA25/26 do Tiệp Khắc sản xuất trong CTTG2. Loại này dùng đạn 9x19/7,62x25mm, hộp tiếp đạn 24-40 viên đối với SA25 và 32 viên với SA26; tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-200m.
Liên Xô thì trước khi cung cấp AK, từ 1951 bắt đầu viện trợ cho Việt Nam các khẩu tiểu liên nổi tiếng trong CTTG2 là PPSh-41. Trong kháng chiến chống Mỹ, PPSh-41 được sử dụng phổ biến giai đoạn đầu, hạn chế giai đoạn sau, tới tận chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vẫn còn xuất hiện. Ảnh tư liệu
Đặc biệt, đầu năm 1962, để phục vụ yêu cầu giữ bí mật nguồn cung cấp vũ khí cho miền Nam, quân giới Việt Nam thay vỏ bọc mới, thay báng gỗ bằng báng rút bằng thép để cải tiến cho K50 có hình dạng tương tự tiểu liên MAT-49 của Pháp. Tính đến năm 1968, trên 10.000 khẩu K50 được cải tiến (thường được phương Tây biết đến dưới cái tên K50M) và đưa vào chi viện cho miền Nam. Súng PPSh-41/K50 dùng cỡ đạn 7,62x25mm, tốc độ bắn 900/700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-250m. Ảnh tư liệu
Ngoài ra, Việt Nam được Liên Xô viện trợ số lượng lớn tiểu liên PPS-43 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và đưa vào sử dụng phổ biến trong giai đoạn trước 1967 dưới tên gọi K43. Loại súng này còn được các lực lượng vũ trang địa phương sử dụng trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm (hộp tiếp đạn 35 viên), tốc độ bắn 500-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 200m. Ảnh tư liệu
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Trong kháng chiến chống Mỹ, AK là khẩu súng trường tiêu chuẩn của quân giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. “Sức thu hút” của AK tương đương với cả xe tăng T-54, tên lửa SAM-2 hay máy bay tiêm kích MiG-21. Ảnh: TTXVN