Quốc tế

Người Kurd ngả về Assad, Mỹ vội buông lời hứa

Dường như Mỹ đã nhận ra rằng, sau khi bị bỏ rơi, người Kurd đang dần rời xa Mỹ và ngả sang Nga và lực lượng chính phủ.

Quân cảnh Nga vừa đến "vùng đệm an toàn" đã bị người Kurd "dằn mặt"? / Người Kurd bắn hạ UAV trinh sát Nga?

Ngày 23/11, Phó Tổng thống Mỹ và phu nhân đã xuất hiện tại Căn cứ Không quân al-Asad, cách thủ đô Baghdad khoảng 185 km về hướng tây để dự lễ Tạ ơn với các binh sĩ Mỹ.

Tại thủ phủ của khu vực tự trị Kurdistan, ông Pence đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi và gặp gỡ trực tiếp Chủ tịch vùng Kurdistan Nechirvan Barzani.

Phó Tổng thống Mỹ thay mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định với ông Barzani về mối quan hệ bền vững được thiết lập trong ngọn lửa chiến tranh giữa người Mỹ và người Kurd ở khắp khu vực này.

Đáp lại, lãnh đạo người Kurd cũng cảm ơn sự hỗ trợ quân sự của Mỹ. Theo Barzani, chuyến thăm của ông Pence lúc này là dấu hiệu quan trọng cho thấy sự ủng hộ liên tục đối với Kurdistan và Iraq.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến thăm bất ngờ tới Iraq.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến thăm bất ngờ tới Iraq.

Đầu tháng 10, ông Trump bị chỉ trích từ nhiều phía khi "bỏ rơi" cộng đồng người Kurd ở khu vực đông bắc Syria trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự chống người Kurd tại đây.

Sau đó, ông Trump lại triển khai quân đến các mỏ dầu trong khu vực, đồng thời lên án người Kurd "không phải thiên thần" và đã "được trả nhiều tiền" để chiến đấu dưới đất thay cho Mỹ.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có sự bất hòa với người Kurd và gọi lực lượng vũ trang người Kurd là phân nhánh của một tổ chức khủng bố, song việc Mỹ rút quân và bỏ lại đồng minh chiến lược của mình trong khu vực cũng vấp phải sự tức giận của nhiều người Kurd.

Dường như Mỹ đã nhận ra rằng, sau khi bị bỏ rơi, người Kurd đang dần rời xa Mỹ và ngả sang Nga và lực lượng chính phủ.

 

Gần đây, đại diện lực lượng người Kurd đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chấp nhận đề xuất của họ về một vòng đàm phán hòa bình mới nhằm chấm dứt tình hình bế tắc hiện tại, tìm kiếm một giải pháp chính trị tại đông bắc Syria.

Tổ chức tự quản đa sắc tộc của Bắc và Đông Syria cũng giải thích rằng, tổ chức này không tìm cách chia rẽ Syria như những gì mà Tổng thống Assad đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với báo chí.

Đáng chú ý, ngày 23/11, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã phối hợp với quân đội Syria tiến hành một cuộc tấn công chống lại nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria.

Hành động này của SDF dường như đã xóa nhòa khoảng cách giữa lực lượng này với chính phủ Syria. Giới quan sát cho rằng, đây sẽ là nền móng cho việc hòa giải những mâu thuẫn chính trị trong tương lai gần.

Việc Phó Tổng thống Mỹ "trấn an" người Kurd ở Iraq được đánh giá là hành động nhằm gửi thông điệp tới người Kurd ở Syria về lời cam kết của Mỹ. Thế nhưng, nước xa khó cứu được lửa gần.

 

Washington chỉ quan tâm đến lợi ích của mình ở các mỏ dầu ở bờ đông Euphrates. Trong khi người Kurd đang bị đè nén ở biên giới Syria, Mỹ không hề có động thái cụ thể nào. Người Kurd từng bị Mỹ bỏ rơi, và họ sẽ nhận thức một đúng đắn hơn về đồng minh của họ trong tương lai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm