Nguyên nhân nào khiến giá dầu thế giới tăng chóng mặt?
Nga triển khai 2 tiểu đoàn S-400, sẵn sàng cho tập trận "Quyết tâm Đồng minh 2022" / Tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất của Hải quân Nga uy lực ra sao?
Sau khi có thông báo đưa quân về của Nga, giá dầu giảm nhẹ xuống mức khoảng 94,5 USD/thùng, nhưng vẫn ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Các dự báo cho thấy ngưỡng 100 USDthùng sẽ là câu chuyện chỉ còn trong nay mai. Sự chênh lệch cung - cầu được lý giải là nguyên nhân chính đẩy giá dầu thế giới tăng cao.
Nguồn cung dầu đang thiếu hụt trên toàn cầu. (Ảnh minh họa - Ảnh: AP)
Nhu cầu dầu tăng mạnh từ các nền kinh tế khi các nước thực hiện chiến dịch mở cửa trở lại, phục hồi kinh tế hậu đại dịch là nguyên nhân đầu tiên khiến giá dầu tăng cao. Nhiều quốc gia tiếp tục nới lỏng kiểm soát, khôi phục các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động sản xuất, vận tải, du lịch, hàng không...
"Nhu cầu dầu tại châu Á nói chung đang ở rất gần mức trước đại dịch. Nhu cầu tại Trung Quốc thậm chí còn cao hơn mức độ trước đại dịch", ông Amin Nasser, Giám đốc điều hành Công ty Xăng dầu và khí đốt tự nhiên Saudi Arabia, cho biết.
Trong khi đó, nguồn cung dầu đang thiếu hụt trên toàn cầu. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) dù cam kết tăng nguồn cung ở mức 400.000 thùng/ngày, nhưng mức tăng chỉ đạt 150.000 thùng/ngày vào tháng 1 vừa qua.
Đến cuối năm nay, sản lượng của OPEC ước tính vào khoảng 5,1 triệu thùng/ngày, vẫn còn xa mức 9 triệu thùng/ngày vào quý 1/2021.
Tại Mỹ, số lượng các giàn khoan dầu đá phiến mới hoạt động lại khoảng 70% so với trước đại dịch.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đến hết tháng 1 vừa qua, dự trữ dầu thô của 38 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ còn khoảng 2,7 tỷ thùng, thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo