Nhà Trắng: Tổng thống Biden sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN
Nga diễn tập tấn công bằng tên lửa có khả năng hạt nhân khi xung đột với Ukraine leo thang / Ukraine kêu gọi ngừng bắn để sơ tán dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal
Tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch gặp gỡ cá nhân nào được công bố giữa Tổng thống Mỹ với riêng từng nhà lãnh đạo của ASEAN, ngoài hội nghị nói trên.
Cũng trong ngày 6/5, một quan chức cấp cao Campuchia - ông Kao Kim Hourn cho rằng Tổng thống Biden nên dành thêm nhiều thời gian để gặp riêng các nhà lãnh đạo ASEAN nếu chính quyền của ông thực sự nghiêm túc về việc nâng cấp quan hệ giữa Washington với khu vực Đông Nam Á. Ông Kao Kim Hourn tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN “nên được đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng” và có cơ hội dành “thời gian hữu ích” gặp gỡ riêng với Tổng thống Biden bên lề Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN.
Quan chức Campuchia nhấn mạnh: “Trong vai trò của một nước lớn và là nước chủ nhà, Mỹ nên hào phóng hơn với những vị khách - các nhà lãnh đạo sẽ đến Washington, đặc biệt là khi (Tổng thống Biden) sẽ trình bày kế hoạch nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (với ASEAN)”.
Trước đó, các Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Risch và Bob Menendez, thành viên cấp cao kiêm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cùng với các Thượng nghị sỹ Ed Markey và Mitt Romney - Chủ tịch kiêm thành viên cao cấp Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương hôm 5/5 đã giới thiệu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ một nghị quyết mới hoan nghênh Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ- ASEAN diễn ra vào tuần tới, đồng thời kêu gọi hai bên tiếp tục hợp tác nhằm thúc đẩy những lợi ích chung.
Nội dung của Nghị quyết hoan nghênh đại diện các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ- ASEAN lần đầu tiên được tổ chức ở thủ đô Washington; ủng hộ và nhấn mạnh việc triển khai đầy đủ Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á, trong đó có kế hoạch nâng cấp quan hệ với ASEAN; theo đuổi một chương trình nghị sự kinh tế mạnh mẽ; tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ kinh tế giữa Mỹ và ASEAN; kêu gọi ASEAN tiếp tục nỗ lực hội nhập, củng cố đoàn kết, liên kết với các đối tác, công nhận giá trị các sáng kiến kinh tế chiến lược như sáng kiến kết nối Mỹ-ASEAN; hỗ trợ ASEAN xử lý các thách thức trên biển; kêu gọi các bên liên quan tới tranh chấp trên biển tại khu vực ngừng các hoạt động có thể gây phương hại tới ổn định, làm phức tạp tranh chấp, phi quân sự hóa các đảo, đá, phản đối các hành động của bất kỳ quốc gia nào nhằm ngăn cản quốc gia khác thực thiquyền chủ quyền đối với tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phản đối các tuyên bố xây dựng những khu vực hành chính, quân sự trên các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông...
Nghị quyết cũng ủng hộ nỗ lực của các đối tác và đồng minh của Mỹ trong ASEAN trong việc nâng cao năng lực trên biển, bảo đảm tự do hàng hải, ủng hộ đối tác Mekong-Mỹ. Nghị quyết cũng kêu gọi các nước tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phản đối các cuộc chính biến, xung đột, và sử dụng chiến tranh trong giải quyết các vấn đề tranh chấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này