Quốc tế

Nhật Bản bán tên lửa Patriot trị giá gần 20 triệu USD cho Mỹ

Thỏa thuận này nhằm giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt, đặc biệt là sau khi tăng cường phòng không cho Ukraine.

Xuất hiện UAV sát thủ mới của Nga tại vùng chiến sự / Sức mạnh đáng gờm của Su-57 phiên bản nâng cấp Nga triển khai ở Ukraine

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot -3 trên đảo Ishigaki thuộc Okinawa, miền Nam Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot -3 trên đảo Ishigaki thuộc Okinawa, miền Nam Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo tờ Nikkei Asia ngày 1/8, Nhật Bản sẽ bán một số lượng không được tiết lộ tên lửa Patriot do nước này sản xuất cho Mỹ với giá 3 tỷ yên (tương đương gần 20 triệu USD). Thỏa thuận này nhằm giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt, đặc biệt là sau khi tăng cường phòng không cho Ukraine.

Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Nhật Bản (ATLA) đã công bố thỏa thuận này hôm 31/7, bảy tháng sau khi Nhật Bản quyết định chuyển giao một số hệ thống Patriot hiện có của Lực lượng Phòng vệ (SDF) nước này theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây là một động thái quan trọng trong việc củng cố quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản và Mỹ đã công bố một bản cập nhật sâu rộng cho liên minh quốc phòng của họ nhằm ứng phó với những “mối đe dọa toàn cầu sâu sắc” đối với hòa bình và an ninh.

Trong cuộc họp "2 + 2" ở Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cùng những người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Lloyd Austin đã nhất trí thành lập một sở chỉ huy lực lượng chung mới của Mỹ. Sở chỉ huy này sẽ đảm nhận “trách nhiệm chính trong việc điều phối các hoạt động an ninh trong và xung quanh Nhật Bản”.

 

Trước đó Nhật Bản và Mỹ đã kết thúc một loạt các thoả thuận, trong đó họ đã nhất trí thành lập các nhóm làm việc chung về sản xuất tên lửa, sửa chữa tàu và máy bay, cũng như phục hồi chuỗi cung ứng quốc phòng.

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, nhấn mạnh rằng “cơ sở công nghiệp quân sự của Mỹ không thể đáp ứng được mọi thách thức về an ninh”. Ông cho rằng “năng lực kỹ thuật, công nghiệp và sản xuất của Nhật Bản là một bước phát triển lớn, đáng kể” có tầm quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Những bước đi này không chỉ củng cố quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ mà còn thể hiện sự cam kết chung trong việc ứng phó với những mối đe dọa toàn cầu đang ngày càng gia tăng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm