Nhật Bản chính thức biên chế khu trục hạm Maya đầu tiên
Ấn Độ mua thêm số lượng lớn tiêm kích MiG-29 từ Nga? / Báo Trung Quốc: Nga là nước duy nhất có thể đối đầu quân sự với Mỹ
Được đặt tên là JS Maya (số hiệu 179), tàu chiến dài 170 m này đã được đưa vào Đội hình đơn vị hộ tống số 1 của Escort Flotilla 1 tại căn cứ hải quân Yokosuka ngay sau khi được Công ty đóng tàu Japan Marine United (JMU) bàn giao, tạp chí quốc phòng Jane's cho biết.
Maya hiện là khu trục hạm thứ 7 của JMSDF được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, nó được đặt đóng vào tháng 4/2017 và hạ thủy vào tháng 7/2018. Tàu thứ hai của lớp, chiếc Haguro (số hiệu 180), đã được hạ thủy vào tháng 7/2019 và dự kiến sẽ đưa vào phục vụ từ tháng 3/2021.
Khu trục hạm JS Maya (DDG-179) trong lễ hạ thủy hồi năm 2018. Ảnh: Jane's Defense Weekly.
Khu trục hạm Maya có chi phí chế tạo khoảng 17 tỷ JPY (1,6 tỷ USD), nó dài hơn 5 m so với các khu trục hạm lớp Atago đang được JMSDF vận hành.
Con tàu trang bị hệ thống Aegis Baseline J7, được hỗ trợ bởi radar mảng pha AN/SPY-1D (V) của Lockheed Martin/Raytheon hoạt động trên băng tần X và radar điều khiển hỏa lực có độ phân giải cao AN/SPQ-9B của Northrop Grumman (băng tần NATO I) (8 - 12,5 GHz).
Trên chiếc Maya còn có hệ thống phối hợp tác chiến (CEC) do Mỹ phát triển, cho phép tàu khu trục hoạt động như một phần của "lưới" cảm biến, nền tảng vũ khí cho phép các tàu và máy bay quân sự được trang bị hệ thống CEC khác - như chiếc E-2D - để chia sẻ thông tin giám sát và nhắm mục tiêu. Với khả năng này, con tàu có thể chống lại các mối đe dọa tốt hơn như tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Hai tàu lớp Maya sẽ sử dụng tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Các khu trục hạm này cũng dự kiến sẽ triển khai tên lửa phòng không đa năng Standard Missile 6 (SM-6) trong tương lai gần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo