Quốc tế

Nhật Bản nhắm mục tiêu tên lửa chống hạm siêu thanh: 'Đối trọng' hoạt động hải quân Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch triển khai phiên bản đầu tiên của vũ khí siêu thanh này vào năm 2026, sau đó là bản nâng cấp sau năm 2028.

Tại sao Trung Quốc chỉ mua đúng 6 hệ thống tên lửa S-400? / Bavar 373 đã đánh chặn tên lửa của Israel?

Nhật Bản đang phát triển một mẫu tên lửa chống hạm siêu thanh – loại vũ khí có thể di chuyển ở các tầm cao và có thể gây ra mối đe dọa cho các tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đây sẽ là một dạng thiết bị lượn siêu thanh (Hyper Velocity Gliding Projectiles – HVGP) và đang lên kế hoạch triển khai một phiên bản đầu tiên của thiết bị này vào năm 2026, sau đó là phiên bản nâng cấp sau năm 2028.

Muốn bắt kịp loạt siêu cường quân sự

Tên lửa này dự kiến sẽ có thể di chuyển với tốc độ gấp năm lần âm thanh, nghĩa là nó sẽ là đạt mức tốc độ siêu thanh. Khi đưa được một tên lửa như vậy vào phục vụ, Nhật Bản sẽ là quốc gia thứ tư trên thế giới được trang bị công nghệ siêu thanh, sau Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ.

Nhật Bản nhắm mục tiêu tên lửa chống hạm siêu thanh: 'Đối trọng' hoạt động hải quân Trung Quốc - Ảnh 1.

Tên lửa chống hạm siêu thanh của Nhật Bản dự kiến đi vào hoạt động năm 2026. Ảnh: ATLA.

Công nghệ siêu thanh cho phép một tên lửa lướt đi ở tốc độ cao trong bầu khí quyển phía trên - một điểm yếu của các hệ thống phòng không - và có thể di chuyển theo quỹ đạo phức tạp, gây khó khăn cho việc các lá chắn chống tên lửa hiện có có thể tiến hành đánh chặn.

Tên lửa công nghệ cao đầu tiên này của Nhật Bản sẽ tập trung vào các mục tiêu trên bộ, trong khi phiên bản nâng cấp sẽ có được gia tăng tốc độ và tầm bắn để nhắm vào các tàu mặt nước lớn, Bộ Quốc phòng nước này cho biết.

Cơ quan hậu cần, công nghệ và mua lại của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cùng Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries có trụ sở tại Tokyo đang phát triển một động cơ phản lực dòng thẳng để đưa vào tên lửa siêu thanh này. Tuy nhiên, tầm bay của tên lửa này sẽ bị giới hạn trong khoảng 500km (310 dặm) hoặc ít hơn hơn để phù hợp với khuôn khổ "chính sách quốc phòng theo định hướng phòng thủ" của Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng nước này cũng cho biết HVGP sẽ mang đầu đạn có thể xuyên thủng sàn tàu sân bay. Họ cho biết tên lửa đang được phát triển này hướng tới bảo vệ các hòn đảo xa xôi của nó ở phía tây nam, đề cập đến quần đảo Okinawa và các đảo nhỏ xung quanh bao gồm quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc (bên gọi quần đảo này là Điếu Ngư). Đây là chuỗi đảo không có người ở tại Biển Hoa Đông – cách đảo chính Okinawa khoảng 420km (260 dặm). Chủ quyền đối với hòn đảo này đang là đối tượng tranh chấp của Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan.

Tác động đến cân bằng chiến lược khu vực

 

Chính phủ Nhật Bản đã mua lại ba hòn đảo thuộc chuỗi đảo trên từ các chủ sở hữu tư nhân vào năm 2012, tuyên bố hành động này góp phần giảm bớt tranh chấp. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã rất phẫn nộ và có nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở Trung Quốc phản đối điều này.

Kể từ đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tiến hành tuần tra thường xuyên gần quần đảo trên, trong khi hải quân Trung Quốc cũng gia tăng hoạt động trong khu vực, đi qua eo biển Miyako - một tuyến đường thủy quốc tế giữa Okinawa và đảo Miyako - làm cửa ngõ vào phía tây Thái Bình Dương.

Nhật Bản đã dành tổng cộng 18,5 tỷ yên (tương đương 172 triệu USD) cho nghiên cứu tên lửa siêu thanh trong ngân sách quốc phòng năm 2018 và 2019, và họ có kế hoạch bổ sung thêm 25 tỷ yên (233 triệu USD) cho mục tiêu này trong năm nay.

Nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming cho biết nếu Nhật Bản phát triển thành công vũ khí siêu thanh này thì nó có thể là mối đe dọa đối với các hoạt động của hải quân Trung Quốc trong khu vực và cũng có thể có tác động đến cân bằng chiến lược trong khu vực.

Nhưng ông Zhou Chenming cũng lưu ý rằng đã từng có sự chậm trễ trong các chương trình vũ khí trước đây của Nhật Bản.

 

"Có rất nhiều điều không chắc chắn. Từ chính trị nội bộ của Nhật Bản cho đến những thay đổi chính sách ngoại giao của họ, cũng như các công nghệ quân sự", ông nói. "Vì vậy, chúng ta sẽ cần theo dõi chương trình này diễn ra như thế nào trong vài năm tới".

Trung Quốc và Nga hiện là những quốc gia duy nhất có tên lửa lượn siêu thanh đang tham gia phục vụ. Thiết bị lượn siêu thanh Avangard có khả năng hạt nhân của Nga đã đi vào hoạt động vào tháng 12 năm ngoái. Còn Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố triển khai vũ khí siêu thanh khi tên lửa DF-17 của họ có mặt trong cuộc duyệt binh kỉ niệm ngày Quốc khánh vào ngày 1/10 năm ngoái.

Vào tháng 3 năm nay, Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm một thiết bị lượn siêu thanh thông thường, còn gọi là vũ khí C-HGB, sẽ có năng lực hạt nhân và có thể được triển khai trên đất liền, trên không hoặc trên biển. Washington hy vọng sẽ hoàn thiện tên lửa siêu thanh đầu tiên vào năm 2022.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm