Nhật Bản ôm tham vọng đột phá với siêu tiêm kích tàng hình F-3
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, việc phát triển loại máy bay chiến đấu tàng hình mới có tên gọi F-3 hoặc Future Fighter là một phần của chương trình mua sắm vũ khí và hiện đại hóa cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong 10 năm tới.
Đánh bom kép tại thành phố ở Syria, ít nhất 15 người thiệt mạng / Hàn Quốc: Chính phủ và doanh nghiệp lên đối sách về báo cáo điều tra ô tô NK của Mỹ
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản dự định sẽ mua hơn 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và ngừng sản xuất dòng tiêm kích tàng hình X-2.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, việc phát triển loại máy bay chiến đấu tàng hình mới có tên gọi F-3 hoặc Future Fighter là một phần của Chương trình phòng vệ trung hạn (MTDP), hỗ trợ kinh phí cho các quyết định mua sắm vũ khí và hiện đại hóa cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) trong 10 năm tới.
Việc bổ sung máy bay chiến đấu mới cho chương trình MTDP thoạt nhìn có vẻ bất ngờ nhưng lại không mới lạ. Bởi phiên bản sửa đổi cuối cùng của MTDP đã đề xuất gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng để đối phó với những gì mà Nhật Bản cho là mối lo ngại về an ninh trong khu vực.
Tiêm kích tàng hình F-3. Ảnh: Kyodo. |
F-3 có gì đặc biệt?
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, máy bay chiến đấu tàng hình F-3 dự kiến được sử dụng để thay thế cho dòng tiêm kích F-2 Mitsubishi đã già cỗi đang hoạt động trong lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản. F-3 là máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ một động cơ được phát triển từ máy bay F-16 của Mỹ, với sự bổ sung công nghệ Nhật Bản.
F-2 từng là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất trên thế giới, được tích hợp radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) và sử dụng vật liệu tổng hợp để giảm thiểu mặt cắt radar của nó. F-2 cũng có thể tăng diện tích cánh để mang tên lửa chống hạm.
Việc sản xuất loạt F-2 cuối cùng đã kết thúc vào năm 2011 và loại máy bay này dự kiến sẽ “nghỉ hưu” vào những năm 2030. Căn cứ vào các dự án trước đó, thì dòng máy bay F-3 không giống với thiết kế của F-2.
Để đối phó với mối lo ngại về an ninh trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định mua chiến đấu cơ F-35 từ Mỹ. Tuy nhiên nước này vẫn muốn đến những năm 2030 sở hữu loại chiến đấu cơ nội địa có sức mạnh vượt trội, đủ sức bảo vệ không phận của mình.
Với việc mua hàng loạt máy bay chiến đấu F-35, Nhật Bản nhiều khả năng sẽ loại bỏ các máy bay chiến đấu F-4EJ lỗi thời, đồng thời tăng cường năng lực chiến đấu của lực lượng không quân. F-35 cũng cho phép Nhật Bản triển khai sức mạnh không quân trên các hòn đảo xa xôi của nước này vốn thiếu sân bay hiện đại.
Tuy nhiên, F-3 có thể được thiết kế với khoang chứa vũ khí bên trong lớn hơn F-35 và có năng lực tấn công mạnh mẽ hơn. Nhật Bản đã phát triển phiên bản của F-2 có hai chỗ ngồi trong khi F-35 lại không có đặc tính này. Vì thế F-3 dự định sẽ được phát triển thành phiên bản máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi để thực hiện các nhiệm vụ tấn công phức tạp hơn, hoặc dùng để kiểm soát các loại máy bay chiến đấu không người lái trong tương lai.
Dự án tiềm năng
Phát triển dòng máy bay F-3 là cách để Nhật Bản thúc đẩy năng lực chế tạo máy bay chiến đấu nội địa của nước này. Trước đó, quyết định sản xuất máy bay F-2 dựa trên phiên bản F-16 đã gây ra nhiều tranh cãi tại Nhật Bản bởi sự chuyển giao công nghệ từ Mỹ sang Nhật còn nhiều hạn chế. Vì thế nhiều khả năng Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ trao đặc quyền cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này với việc chế tạo tiêm kích tàng hình F-3.
Một khi dự án được triển khai, F-3 sẽ trở thành máy bay chiến đấu quan trọng đối với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, dự án này cần phải bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng không quân Trung Quốc trong khi phù hợp về mặt kinh tế để có thể sản xuất máy bay chiến đấu F-3 với số lượng lớn. F-3 thậm chí có thể có cơ hội cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Nhật Bản đang nới lỏng các quy định xuất khẩu khí tài quân sự.
Trong trường hợp dự án này thất bại thì đây sẽ là đòn giáng mạnh vào năng lực thiết kế máy bay chiến đấu nội địa của Nhật Bản.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo