Nhật Bản vượt mặt Nga khi hạ thủy tàu ngầm AIP thế hệ 2
Chế tạo tàu ngầm tấn công diesel-điện sử dụng động cơ đẩy độc lập với không khí (động cơ AIP) đang là rào cản rất khó vượt qua đối với hải quân Nga, khiến họ tụt hậu đáng kể so với các quốc gia xung quanh.
Tường tận sức mạnh tàu ngầm Liên Xô Hải quân Việt Nam từng "làm chủ" / "Nga có vũ khí diệt mọi tàu ngầm Mỹ"
Trải qua hơn 10 năm thử nghiệm, động cơ AIP thế hệ đầu vẫn chưa được người Nga chế tạo thành công, trong khi các quốc gia khác đã biên chế nhiều tàu ngầm AIP tối tân từ rất lâu.
Chưa chế tạo được động cơ AIP khiến Nga phải quay lại đóng tàu ngầm Kilo 636 thuộc thế hệ cũ, ngoài ra họ còn bỏ ngỏ hoàn toàn thị trường béo bở này vào tay các quốc gia xuất khẩu vũ khí khác.
Trái ngược với Nga, mới đây hôm 6/11, Nhật Bản đã hạ thủy tàu ngầm Toryu số hiệu SS-512, đây là con tàu cuối cùng của lớp Soryu tại nhà máy đóng tàu của tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki (KHI).
Chiếc Toryu được khởi đóng vào tháng 1/2017 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong biên chế lực lượng phòng vệ biển (hải quân) Nhật Bản (JMSDF) từ tháng 3/2021.
SS-511 Oryu và SS-512 Toryu là hai tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống cung cấp năng lượng sử dụng pin lithium-ion hay vì pin axit-chì truyền thống trên các tàu ngầm AIP khác.
Ưu điểm của pin lithium-ion đó là cho thời gian hoạt động dưới nước lâu và tốc độ di chuyển cao hơn. Pin cũng có thời gian xạc nhanh hơn, tuổi thọ dài hơn và đơn giản hơn trong việc thiết kế hệ thống điện tử.
Nhờ hệ thống cung cấp năng lượng mới, các tàu ngầm tấn công diesel-điện AIP của hải quân Nhật Bản đã sở hữu năng lực tác chiến vượt trội các quốc gia xung quanh.
Mặc dù vậy, pin lithium-ion và hệ thống đi kèm rất đắt đỏ, ước tính đơn giá cho 2 chiếc tàu ngầm Soryu cuối cùng cao hơn 100 triệu USD so với những con tàu trước sử dụng pin axít-chì.
Bên cạnh đó pin lithium-ion cũng có nguy cơcháy nổ cao hơn, nhưng có lẽ điều này không phải vấn đề với quốc gia có nền khoa học công nghệ và kỹ thuật đáng nể như Nhật Bản.
Rõ ràng trước một đối thủ lớn như tàu ngầm AIP lớp Soryu thế hệ 2 của Nhật Bản, 6 tàu ngầm Kilo 636.3 mà Nga vừa khởi đóng cho hạm đội Thái Bình Dương tỏ ra thua kém rất nhiều.
Matxcova sẽ còn rất nhiều việc phải làm để có thể thu hẹp khoảng cách phát triển với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo động cơ AIP đủ tin cậy.
Theo thông báo của nhà sản xuất, tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu có chiều rộng 9,1 m; thân tàu dài 84 m; lượng giãn nước 2.947 tấn khi nổi lên và 4.100 tấn khi lặn.
Biến thể đời đầu được tích hợp 2 máy phát điện diesel Kawasaki 12V 25/25 và 4 động cơ AIP của Kawasaki Kockums loại V4-275R sử dụng pin-axit chì để lưu trữ năng lượng, cho tốc độ tối đa 20 hải lý/h khi lặn và 12 hải lý/h khi chạy nổi.
Tàu được trang bị 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm có thể bắn ngư lôi hạng nặng Type 89 do Nhật Bản phát triển. Ngoài ra Soryu còn có khả năng triển khai tên lửa chống hạm UGM-84C Harpoon bắn từ dưới nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Hiện tại hải quân Nga vẫn chưa có bất cứ tàu ngầm tấn công diesel-điện nào được tích hợp động cơ AIP trong biên chế, họ đã thất bại trong việc thử nghiệm thiết bị này trên chiếc Lada - Dự án 677.