Nhật không tin tên lửa Mỹ trước Nga-Trung
Rò rỉ hình ảnh về siêu đại bác chiến lược tầm bắn 2.000km của quân đội Mỹ? / Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga lần đầu được bắn thử từ tàu chiến
Thuyết phục Mỹ chặn Trung Quốc
Tờ Thời báo Nhật Bản cho rằng, đã đến lúc Nhật Bản và Mỹ nên khởi động dự án hợp tác chung phát triển hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tầm xa trên mặt đất.
Người Nhật cho rằng một chương trình như vậy có tầm quan trọng chiến lược, có lợi thế về công nghệ, sinh lời cao và có hiệu quả về chính trị, vì vậy hai nước đồng minh nên coi đó là một ưu tiên hàng đầu.
Theo tờ báo Nhật Bản, nước này và Mỹ phải đối mặt với một quân đội đang ngày càng phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc. Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã sở hữu 335 tàu lớn.
Lượng hải cảnh của Trung Quốc còn triển khai thêm 248 tàu hoạt động trên biển khác, đó là chưa kể đến lực lượng dân quân trên biển đồ sộ của Bắc Kinh.
Người Nhật nhận định, những con số này còn gia tăng chóng mặt khi Trung Quốc xây dựng thêm một vài trong số các đơn vị chiến đấu hàng hải lớn nhất và tối tân nhất trên thế giới.
Thêm vào đó, kho vũ khí gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Bắc Kinh khiến cả những căn cứ cố định lẫn các lực lượng trên mặt biển của liên minh quân sự Nhật - Mỹ càng thêm nguy hiểm.
Trung Quốc đang sở hữu khoảng 1.800 tên lửa đạn đạo và hành trình với các tầm xa từ 500 đến 5.500 km (tầm xa này từng bị cấm bởi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF mà Mỹ mới đơn phương rút khỏi). Thời báo Nhật Bản nhấn mạnh rằng, trong khi đó, liên minh Nhật - Mỹ lại không có gì!
Cũng theo tờ báo Nhật Bản, hai nước ngày càng khó khăn trong việc đáp trả vì lâu nay phụ thuộc quá nhiều vào các căn cứ cố định và các tàu nổi dễ bị tổn thương.
Nguy cơ ngày càng gia tăng được tờ báo Nhật Bản đề cập là Bắc Kinh có thể tin có khả năng hạ gục hầu hết các lực lượng của Nhật Bản và Mỹ chỉ trong một cuộc tấn công đầu tiên.
Do đó, đề xuất được đưa ra là liên minh Mỹ - Nhật cần có “một tư duy mới”, cần nhận thức rõ rằng có ít tàu và tên lửa hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế rất lớn về địa lý đã được đề cập là liên minh này có quần đảo Ryukyu.
Việc bố trí các tên lửa hành trình chống hạm trên quần đảo này có thể sẽ giúp đảo ngược thế cân bằng quân sự khu vực.
Tàu chiến của Nhật Bản. |
Theo tờ báo Nhật Bản, về mặt kỹ thuật, hệ thống này rất phù hợp cho sự phát triển chung bởi cả hai nước đều có chuyên môn cần thiết. Nhật Bản đã phát triển được tên lửa đất đối hạm Type 12, cũng như nắm được các khái niệm hoạt động cho việc bảo vệ các chuỗi đảo.
Mỹ đã phát triển được các tên lửa tầm xa tân tiến như Tên lửa Chống hạm Tầm xa (LRASM). Nếu hợp tác với nhau, kinh nghiệm của hai bên có thể giảm bớt chi phí và gia tăng các năng lực, bao gồm năng lực phát triển các dự án tiềm năng trước đó.
Bên cạnh thuận lợi về kinh phí khi hợp tác, người Nhật còn nhấn mạnh tới triển vọng chính trị khi dự án chung được đánh giá có thể củng cố sự hợp tác chiến lược, hành động và công nghiệp trong liên minh với Mỹ.
Ví dụ được nêu ra là thành công của dự án hợp tác phát triển tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA.
Tờ Thời báo Nhật Bản khẳng định, trong khi SM-3 Block IIA “che chở” Nhật Bản trước các đòn tấn công bằng tên lửa và không kích, tên lửa hành trình chống hạm sẽ bảo vệ Nhật Bản khỏi các hành động xâm phạm trên biển.
Phản bác trước ý kiến cho rằng một chương trình chế tạo tên lửa đối hạm có thể giúp Nhật Bản phát triển năng lực tấn công, tờ báo này cho rằng các tên lửa hành trình chống hạm là một hệ thống “phản công”. Theo đó, chúng được sử dụng nhằm ngăn chặn các cuộc xâm phạm từ bên ngoài, chứ không phải là kiểm soát lãnh thổ bên ngoài.
Không tin tên lửa Mỹ?
Cũng liên quan tới lĩnh vực tên lửa, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện đang phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa mới. Ngay trong năm 2020, Nhật Bản sẽ bắt đầu cải tiến hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Type 03 (SAM tầm trung) mà Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) đang sử dụng và bổ sung cho hệ thống này năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Theo báo Sankei, nếu phát triển thành công, hệ thống phòng không của Nhật Bản sẽ được bổ sung thêm một loại vũ khí đánh chặn để tăng cường bảo vệ không phận Nhật Bản.
Hiện Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) mới có hệ thống phòng không Patriot 3 (PAC3) thuộc phiên chế Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) và hệ thống đánh chặn tên lửa SM3 được trang bị trên các tàu chiến lớp Aegis thuộc phiên chế Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF).
Tuy nhiên, PAC3 không thể phòng ngự trước các tên lửa đạn đạo có quỹ đạo bay không xác định, còn SM3 cũng không thể đối phó với các loại tên lửa bay ở tầm thấp.
Tên lửa Patriot PAC-3 tại Nhật Bản. |
Hệ thống SAM tầm trung, do Nhật Bản chế tạo, sẽ được nâng cấp tầm bắn hơn 100 km và được trang bị cho GSDF từ cuối năm 2020. Hệ thống SAM hiện nay có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình của đối phương nhưng chưa thể đối phó được với tên lửa đạn đạo.
SAM tầm trung sẽ được cải tiến phần tên lửa định hướng và thiết bị điều khiển phóng, giúp nâng cao độ chính xác về khả năng phán đoán đường bay của tên lửa đạn đạo đối phương, từ đó có khả năng đối phó với các loại tên lửa đạn đạo, bao gồm cả các loại tên lửa thế hệ mới.
Nhờ đó, SAM cải tiến sẽ bao phủ cả một không gian rộng lớn hơn nhiều so với phạm vi đánh chặn chỉ vài chục km của hệ thống PAC3. Dự kiến, kế hoạch phát triển SAM cải tiến sẽ mất khoảng 3 năm.
Tên lửa Type 03 của Nhật Bản. |
Báo chí Nhật Bản cho rằng hệ thống PAC3 vốn chỉ có khả năng đối phó với các loại tên lửa xác định được quỹ đạo bay nên hoàn toàn không thể đáp ứng được nhu cầu phòng thủ trước các loại tên lửa thế hệ mới, trong đó có loại tên lửa có quỹ đạo bay không xác định giống như Iskander.
Ngoài ra, Nga và Trung Quốc cũng đang phát triển các loại tên lửa siêu vượt âm với tốc độ ít nhất là gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5), có quỹ đạo bay phức tạp và có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không của Nhật Bản hiện nay.
Do đó, dựa trên loại SAM cải tiến nói trên, Nhật Bản cũng có ý tưởng tiếp tục phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới được trang bị hệ thống radar tối tân để có thể đối phó được tên lửa của đối phương.
Theo kế hoạch, hệ thống SAM cải tiến sẽ được triển khai đầu tiên ở Okinawa và sau đó là ở tỉnh Kagoshima.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025