Những biến thể AK-47 kỳ dị trong quân đội Triều Tiên
Quân đội Syria nã đạn pháo, xới tung căn cứ khủng bố ở Hama và Idlib / Thái Lan làm mưa nhân tạo giải quyết ô nhiễm không khí
Khẩu Type 88 tương tự như AK-47, chỉ có một khác biệt chủ chốt: băng đạn của một số biến thể Type-88 có thể chứa gấp 5 lần băng đạn 30 viên thông thường của AK-47.
Theo thông tin của National Interest, quân đội Triều Tiên có quân số khoảng 1,19 triệu người, chủ yếu là lục quân. Giống như nhiều quốc gia, Triều Tiên cũng tự phát triển các biến thể dựa trên súng AK-47.
Cụ thể, dòng tiểu liên nổi tiếng của Liên Xô này ở Triều Tiên trở thành súng Type 58, còn dòng AKM cải tiến trở thành tiểu liên Type 68. Cả hai loại này sử dụng đạn 7,62mm, giúp quân đội dễ dàng hơn trong việc tổ chức hậu cần, lưu kho chỉ một loại đạn phổ biến cho nhiều loại súng với số lượng lớn. Theo nhà sử học quân sự Edward Clinton Ezell, hai loại súng trên được sản xuất với số lượng 150.000 khẩu/năm.
Biến thế mới nhất của AK -47 trong quân đội Triều Tiên là Type 88. Đây là một phiên bản nhái lại dòng AK-74 với cải tiến cơ bản so với AK-47 là có thể bắn được cả đạn 5,45mm. Chưa rõ Type 88 được đưa vào sử dụng khi nào, nhưng số hiệu 88 cho thấy có thể đó là năm 1988. Khẩu súng này là vũ khí bộ binh chính quân đội Triều Tiên sử dụng trong các buổi duyệt binh, thường xuyên có trong trang bị của lực lượng đặc biệt, thậm chí là đội cận vệ bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Là phiên bản nhái của AK-74, hoạt động của Type 88 gần như giống hệt khẩu súng của Nga. AK -74 có chiều dài 94,3 cm, trong khi phiên bản Triều Tiên có báng ngắn hơn và chiều dài tổng thể cũng ngắn hơn để phù hợp với thể trạng của lính Triều Tiên.
Đạn 5,45mm nhẹ hơn đạn 7,62mm giúp việc nạp đạn, thay băng đạn của Type 88 nhanh và dễ dàng hơn. Khẩu AK-74 nặng khoảng 2,95kg, tốc độ bắn 650phát/phút.
Không giống như Type 58 và Type 68, Triều Tiên không có dấu hiệu nào sản xuất Type -88 cho xuất khẩu. Số lượng súng sản xuất chỉ đủ dùng cho các mục đích đặc biệt, cho các lực lượng đặc biệt với quân số 200.000. Các lực lượng này bao gồm đội bắn tỉa của lục quân và hải quân, các đơn vị đổ bộ đường không, các lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ và bộ binh cơ giới.
Từ năm 2010, người ta chụp được ảnh binh lính Triều Tiên mang súng Type 88 nhưng lắp băng đạn hình trụ lắp dọc theo thân súng. Ống hình trụ này lớn hơn nhiều so với băng đạn cong hình quả chuối thông thường và có thể mang 100-150 viên đạn, tức là gấp 5 lần sức chứa của băng đạn thông thường. Không rõ băng đạn này có bền và hoạt động ổn định không, những có một điều chắc chắn là nặng hơn. 100 viên đạn nặng khoảng 0,9kg, thêm băng đạn hình ống nặng hơn 1kg. Khẩu súng do vậy đã nặng tới gần 5kg với một người lính Triều Tiên có cân nặng trung bình 65kg, không hề nhẹ khi sử dụng.
Vì sao lại phải làm băng đạn mới này? Kết thúc Chiến tranh lạnh, các công nghệ vũ khí mới vào Triều Tiên bị chặn lại. Triều Tiên phải tìm cách tận dụng các công nghệ hiện có. Ví dụ, quân đội Triều Tiên đã tích hợp tên lửa chống tăng có dẫn đường lên xe tăng chủ lực để gia tăng tầm sát thương, đưa tên lửa phòng không vác vai lên xe thiết giáp chở quân. Hỏa lực càng mạnh càng tốt. Băng đạng hình ống có thể là một nỗ lực tương tự của quân đội Triều Tiên nhằm tăng cường hỏa lực cho bộ binh, đặc biệt là với vai trò chế áp hỏa lực. Rất có thể họ cũng muốn tích hợp năng lực phóng lựu lên khẩu Type-88.
End of content
Không có tin nào tiếp theo