Quốc tế

Những căn cứ quân sự kiên cố nhất thế giới

Tất cả các căn cứ quân sự đều có những cài đặt bảo mật theo cách mặc định. Tuy nhiên, hiện đang có một số ít những địa điểm quân sự ưu tú khác trên thế giới đang muốn ngày một lớn mạnh thêm. đây là những căn cứ tuyệt đối an toàn, bảo mật siêu cao, ngừa “khủng bố” và nhiều hơn thế nữa.

Vũ khí mới của Nga là mối đe dọa đối với bộ ba hạt nhân của Mỹ? / Tên lửa 9M729 Nga phá hủy huyền thoại về độ tin cậy của Patriot và THAAD

Căn cứ quân sự núi Yamantau (Nga)

Căn cứ núi Yamantau là một nơi siêu bí ẩn. Chỉ có các nhân vật chóp bu trong chính phủ và quân đội Nga (cũng như một số cá nhân V.I.P trong cộng đồng tình báo toàn cầu) mới biết được bản chất núi Yamantau có những gì.

Căn cứ quân sự núi Yamantau (Nga).

Các báo cáo hé lộ rằng khu phức hợp quân sự này đã được xây dựng kể từ thời cầm quyền của Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, Leeonid Brezhnev; và hàng vạn người đã tham gia vào công tác xây dựng nó.

Một số người ước tính rằng quy mô của khu căn cứ quân sự mật lên tới 400 dặm vuông. Có tài liệu cho rằng trong căn cứ ngầm còn có hẳn một số mạng lưới xa lộ và đường sắt hoành tráng, và Bộ Quốc phòng Nga chỉ hé lộ một chút trước Quốc hội về dự án này.

Có người nói rằng dự án đã bị hủy bỏ từ lâu. Song cũng có ý kiến cho rằng nó dùng làm khu trú ẩn hạt nhân. Sự thật vẫn chìm trong bóng tối.

Viện nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm Fort Detrick (Mỹ)

Quân y viện về các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ tại Fort Detrick(tiểu bang Maryland) là một nơi đang tiến hành chương trình nghiên cứu tấn công sinh học của quân đội Mỹ.

 

Viện nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm Fort Detrick (Mỹ).

Một cuộc thanh sát được tiến hành bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vào năm 2019 chỉ đơn giản khám phá ra “vài khu vực đáng quan tâm” theo cái cách xử lý tiến trình khử nhiễm và huấn luyện đội ngũ nhân sự, và đóng cửa các cơ sở cho đến khi có thông báo mới.

Bắt đầu tồn tại kể từ năm 1943, Fort Detrick là một nơi tuyệt đối an toàn, và nó là căn cứ của chương trình vũ khí sinh học tấn công của Mỹ; đến năm 1969, nó trở thành căn cứ nghiên cứu tấn công sinh học.

Ngày nay, Fort Detrick là nơi đang tồn tại vài phòng thí nghiệm siêu bảo mật, nơi đang sinh sống của những con virus “tử thần” như khuẩn bệnh than, virus ebola, nhiều loại độc tố và mầm bệnh.

Trung tâm dữ liệu Utah (Mỹ)

 

Hoang mạc Utah đang che đậy một bí mật: Nó là một kho dự trữ siêu dữ liệu được làm chủ và vận hành bởi chính Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Khu căn cứ siêu bảo mật này có tên mã danh là “Bumblehive”, được canh gác bởi rừng tên lửa và hoang mạc rộng lớn, ngoài ra có một số biển hiệu “không hiếu khách”.

Người Mỹ tự hào gọi Trung tâm dữ liệu Utah là “một tượng đài của sự lo âu về dữ liệu lớn và giám sát hàng loạt, một chiếc hộp đen ngoài tầm với và bỏ xa mọi sự hiểu biết”.

Ông William Finney, cựu nhân viên của NSA tiết lộ rằng các máy tính của Trung tâm dữ liệu Utah có khả năng lưu trữ một lượng dữ liệu bằng của cả Thư viện quốc hội Mỹ…

Căn cứ hải quân Olenya (Nga)

Vịnh Olenya là ngôi nhà của Đội tàu ngầm đặc biệt số 29 của Nga, là đội tàu ngầm gián điệp chạy bằng năng lượng hạt nhân tối tân. Nó tọa lạc trên một bờ biển hẻo lánh của biển Barents cùng cơ chế bảo mật quân sự siêu cao.

 

Căn cứ Hải quân Olenya (Nga).

Là một phức hợp hải quân tối quan trọng bởi vì ngay trong 2 năm 2017 và 2018, khối NATO cho rằng hạm đội tàu ngầm Nga đã hoạt động gần kề một số tuyến cáp dưới biển là “trục xương sống của truyền thông dữ liệu toàn cầu”.

Khả năng tàu ngầm của Nga đặt ra nhiều rủi ro cho 213 tuyến cáp biển của thế giới với các thách thức to lớn: ngoài các kết nối quân sự, thì hệ thống cáp biển này cũng thực hiện các giao dịch tài chính và truyền thông toàn cầu, cũng như hệ thống vệ tinh trên thế giới có thể gặp sự cố khi một trong các tuyến cáp biển bị phá hoại.

Căn cứ Hải quân Olavsvern (Na Uy)

Olavsvern là khu căn cứ hải quân thuộc hàng tuyệt mật của Na Uy tọa lạc tại Bắc Cực. Phức hợp trị giá 500 triệu USD này thực sự là một căn cứ ngầm, ẩn giấu, siêu bảo mật, mái vòm chống bom, mất 3 thập niên để xây dựng, và đặc biệt nó từng xuất hiện trong một số cảnh quay của bộ phim “bom tấn” James Bond 007.

 

Căn cứ Hải quân Olavsvern (Na Uy).

Năm 2008, Na Uy đang ở giữa thời kỳ “tái cơ cấu” lực lượng hải quân, Quốc hội nước này đã bán căn cứ Olavsvern trên mạng Ebay và cuối cùng giá mua vào là… 5 triệu USD! Căn cứ Olavsvern có đầy đủ các tàu nghiên cứu của Nga.

Hiểu theo một lẽ khác thì Na Uy chỉ là đã bán căn cứ duy nhất của họ xoay mặt ra biển Barents, và vô tình để cho Nga làm “bá chủ” tàu ngầm vùng biển này.

Trạm không quân Eareckson (Mỹ)

Trạm không quân Eareckson là một căn cứ quân sự có cách tọa lạc kỳ lạ: sát biên giới Mỹ và đi về hướng Tây là đến Nga.

 

Trạm Không quân Eareckson (Mỹ).

Nằm ở Anchorage (Alaska) khoảng 1455 dặm về hướng Tây, chức năng chính của trạm không quân Eareckson là điều khiển sự hoạt động của Cobra Dane (một trạm radar khổng lồ) và nó là lớp phòng thủ đầu tiên của Mỹ khi các quốc gia có dấu hiệu lộn xộn. Cobra Dane hoạt động kể từ năm 1976, chĩa hướng vĩnh viễn vào Nga, và có thể nhìn thấy nó từ vũ trụ.

Cobra Dane có tầm hoạt động xa đến 2000 dặm chạm tới nước Nga, cũng như nó giám sát cùng lúc 120 vệ tinh hay các vụ phóng tên lửa.

Mặt khác, Cobra Dane cũng chịu trách nhiệm cho việc theo dõi dữ liệu của hệ thống tên lửa chống đạn đạo phòng thủ tầm trung trên mặt đất (vũ khí mà Mỹ dùng để triệt hạ bất kỳ loại tên lửa đạn đạo nào nhắm bắn vào Mỹ). Eareckson cũng có thể nhìn xa vào vũ trụ tới hơn 28.000 dặm! Theo dõi 12.000 mẫu vật lạ trong vũ trụ cùng thời điểm.

Căn cứ hải quân Du Lâm (Hải Nam, Trung Quốc)

 

Đảo Hải Nam là phần cực Nam của Trung Quốc, và bờ biển hướng Nam trên hòn đảo này đang hiện hữu một trong những căn cứ hải quân quan trọng và kiên cố nhất trên trái đất: căn cứ hải quân Du Lâm. Trung Quốc đã bí mật xây dựng nó theo “hình xoắn ốc” kể từ năm 2000 nhằm biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng hướng ra Biển Đông.

Căn cứ Hải quân Du Lâm (Hải Nam, Trung Quốc).

Các nhà quan sát quân sự rất muốn biết bên trong căn cứ Du Lâm có bao nhiêu cơ sở ngầm để chứa tàu ngầm, bao nhiêu tàu ngầm, bao nhiêu khí tài quốc phòng, bao nhiêu công sự nhân tạo và thiên tạo.

Nó có bao nhiêu bệ phóng tên lửa diệt hạm và phòng không? Toàn bộ đảo Hải Nam được bảo mật cực kỳ an toàn do có “sự hiện diện quân sự hạng nặng”: chiến đấu cơ từ các căn cứ không quân, cùng các khí tài của “chiến tranh điện tử”.

Căn cứ hải quân Musko (Thụy Điển)

 

Căn cứ hải quân Musko là một khu căn cứ mật khổng lồ nằm ngay trong lòng một hang động cách thủ đô Stockholm (Thụy Điển) khoảng 25 dặm.

Nó có diện tích tương đương phố cổ Stockholm và đủ vững chãi trong một đợt tấn công hạt nhân. Cơ sở này hoàn tất xây dựng vào năm 1969 và dùng làm Tổng hành dinh của hải quân Thụy Điển. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, căn cứ Musko bị bỏ hoang vào năm 1990. Nhà máy đóng tàu liền kề khu căn cứ này đã được bán cho một công ty của Đức.

Nhưng, sang thập niên 2010, Thụy Điển đột ngột đầu tư mạnh tay cho quốc phòng (khi các tàu ngầm Nga có mặt quanh vùng biển Thụy Điển vào năm 2014, và bán đảo Krym sát nhập cùng năm đó).

Năm 2019, căn cứ hải quân Musko cuối cùng được mở cửa trở lại, quân đội Thụy Điển hiện đang nâng cấp các cơ sở và hệ thống cũ. Musko sẽ có đầy đủ sức mạnh vào năm 2021 hoặc chậm nhất là năm 2022.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm