Những chiến đấu cơ phương Tây viết nên 'huyền thoại' cùng Hồng quân Liên Xô
Tên lửa Taurus KEPD 350 giúp thay đổi cục diện chiến trường? / 'Người khổng lồ' vũ khí Đức sẽ cung cấp UAV tối tân cho Ukraine
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã được các nước đồng minh viện trợ 14.000 máy bay chiến đấu. Trong đó, Mỹ cung cấp gần 10.000 chiếc và Anh cung cấp khoảng 4.000 máy bay.
Tuy nhiên, trong số máy bay mà Mỹ và Vương quốc Anh gửi cho Không quân Hồng quân Liên Xô, có một số chiếc thực sự không phù hợp để chiến đấu. Dưới đây là danh sách một số loại máy bay chiến đấu mà các đồng minh phương Tây đã viện trợ cho Liên Xô trong Thế chiến 2.
Máy bay Hurricane
Những chiếc máy bay chiến đấu Hurricane (Cơn bão) đầu tiên đến Liên Xô vào tháng 8/1941. Trong toàn bộ thời gian chiến tranh, Không quân Liên Xô đã nhận được tổng cộng hơn 3.000 chiếc máy bay này.
Đây là loại máy bay chiến đấu của Anh được phát triển vào năm 1934, Hurricane chỉ có một động cơ, máy bay được trang bị tám khẩu súng máy 7,7 mm, tuy nhiên vẫn lép vế trong không chiến với máy bay Đức. Các chuyên gia Liên Xô đã phải thay thế những khẩu súng máy này bằng hai khẩu pháo ShVAK 20 mm và hai súng máy 12,7 mm thì tình hình mới được cải thiện.
Những chiếc máy bay của người Anh đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của Hồng quân Liên Xô. Nó đến vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc chiến và đã khắc phục được tình trạng thiếu máy bay chiến đấu giúp Liên Xô cân bằng trong các trận chiến trên không.
Máy bay P-40 Warhawk.
Máy bay P-40 Warhawk
Mỹ đã cung cấp khoảng 2.500 máy bay chiến đấu Curtiss P-40 Warhawk (Chim ưng) cho Liên Xô. Trong Lực lượng Không quân Liên Xô, các máy bay P-40 Warhawk thường được gọi là Tomahawk (Diều hâu) hoặc Kittyhawk (Mèo con).
Vào mùa thu năm 1941, P-40 đã tham gia chiến đấu bảo vệ Moskva và Leningrad. Xét về đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật, máy bay này vượt trội hơn so với Hurricane, nhưng về tốc độ và khả năng không chiến, nó thua kém so với các máy bay chiến đấu của Liên Xô và Đức.
Máy bay chiến đấu P-40 có độ bền và khả năng sống sót cao. Trong một lần không chiến, do hết đạn các phi công Liên Xô đã lao thẳng vào máy bay Đức mà vẫn hạ cánh an toàn. Ở mặt trận phía Đông, P-40 không được sử dụng trong không chiến mà nó thường đảm nhiệm vai trò là máy bay tấn công mặt đất và hộ tống.
May bay P-51 Mustang
Máy bay P-51 Mustang
P-51 Mustang được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là máy bay chiến đấu tốt nhất của Mỹ trong Thế chiến 2, Liên Xô chỉ được viện trợ 10 chiếc vào năm 1942, để cho các phi công làm quen với chiếc máy bay.
Bản sửa đổi có tên là P-51D được phát triển vào năm 1944, có trần bay cao hơn. Tuy nhiên, vì một số lý do mà các máy bay này đã không được giao cho Liên Xô.
Một số chuyên gia cho rằng, do các trận chiến trên không ở mặt trận phía Đông chủ yếu được tiến hành ở độ cao thấp và trung bình, cho nên không cần đến loại máy bay này. Bên cạnh đó, Mỹ cũng không muốn chuyển giao những loại vũ khí hiện đại nhất của mình cho Liên Xô.
Anh hùng Liên Xô Grigory Rechkalov (thứ 2 từ trái sang) bên chiếc P-39 Aircobra dày chiến công của mình.
Máy bay P-39 Aircobra
P-39 Airacobra (Rắn hổ mang) là chiếc máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, P-39 hoạt động hiệu quả ở độ cao trung bình và thấp, ngoài ra máy bay còn có tốc độ cao và khả năng cơ động tốt.
Máy bay được trang bị một khẩu pháo 37 mm, hai súng máy bắn hạng nặng 12,7 mm và bốn súng máy cỡ nòng tiêu chuẩn 7,62 mm, có khả năng bắn một nghìn viên đạn trên một phút.
Mỹ đã cung cấp gần 5.000 chiếc P-39 cho Liên Xô và biến nó trở thành máy bay chiến đấu của phương Tây phổ biến nhất trong Không quân Liên Xô. Nhiều quân át chủ bài của Liên Xô đã bay trên những chiếc P-39 và lập được nhiều chiến công vang dội. Tiêu biểu nhất là phi công Grigory Rechkalov với thành tích bắn hạ 50 máy bay địch và Alexander Pokryshkin bắn hạ 48 máy bay.
P-39 Airacobra dưới sự điều khiển của những phi công Liên Xô đã trở thành một cỗ máy chiến tranh đáng gờm. Trong không chiến, các phi công P-39 của Liên Xô đã gây kinh hoàng cho Không quân Đức.
Máy bay P-63 Kingcobra.
Máy bay P-63 Kingcobra
Mỹ đã phát triển P-63 Kingcobra (Hổ mang chúa) dựa trên các yêu cầu của Không quân Liên Xô và kinh nghiệm chiến đấu trên không ở mặt trận phía Đông.
Liên Xô đã nhận khoảng 2.400 máy bay P-63 Kingcobra từ Mỹ. Chiếc máy bay này được viện trợ vào thời gian cuối cuộc chiến và thực tế không tham gia vào các cuộc không chiến với quân Đức. P-63 chỉ tham gia chiến đấu hạn chế ở vùng Viễn Đông chống lại quân đội Nhật Bản.
Ở Viễn Đông, những chiếc P-63 đã hộ tống các máy bay ném bom và máy bay trinh sát, yểm trợ trên không cho bộ binh và các lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời tấn công các vị trí của Nhật Bản trong vai trò máy bay yểm trợ tầm gần.
Máy bay P-47 Thunderbolt
Máy bay P-47 Thunderbolt
Liên Xô đã nhận khoảng 200 máy bay ném bom chiến đấu P-47 Thunderbolt (Sấm sét) từ Mỹ trong những năm chiến tranh, tuy nhiên chiếc máy bay này hầu như không tham gia trận chiến nào.
Phi công thử nghiệm Mark Gallay đã chia sẻ, “ngay trong những phút đầu tiên của chuyến bay, tôi đã nhận ra đó không phải là máy bay chiến đấu!”. Mặc dù chiếc máy bay được đánh giá là ổn định, có buồng lái thoải mái và rộng rãi, nhưng khả năng cơ động của P-47 rất hạn chế cả khi bay ngang và đặc biệt là khi bay thẳng đứng lên cao.
Tại các chiến trường ở châu Âu, P-47 được sử dụng trong vai trò tấn công tầm thấp và hộ tống máy bay ném bom Pháo đài bay B-17. Ở Liên Xô, các máy bay này đã được biên chế cho các trung đoàn phòng không với vai trò hỗ trợ phòng thủ.
Máy bay Supermarine Spitfire.
Máy bay Supermarine Spitfire
Spitfire (Ngọn lửa) là biểu tượng của Không quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến 2. Vào mùa hè năm 1941, chính phủ Liên Xô đã yêu cầu Anh cung cấp thêm những chiếc máy bay chiến đấu, nhưng phía Anh trả lời rằng Spitfire không được xuất khẩu. Tuy nhiên do tình hình trên chiến trường, Vương quốc Anh sau đó đã gửi khoảng 1.200 chiếc Spitfire cho Liên Xô.
Tốc độ, cơ động và đơn giản, Spitfire đã thể hiện rất tốt khả năng chiến đấu trong các trận không chiến trong năm 1943, mặc dù lúc đó nó đã hơi lỗi thời so với các máy bay của Đức.
Phi công Đức Günther Rall, người đã chạm trán với Spitfire của Liên Xô trên bầu trời Kuban (một vùng đất ở phía nam Liên Xô, giáp Biển Đen) sau đó đã viết rằng, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy máy bay Anh "cách eo biển Manche 3.000 dặm”.
Một phiên bản cải tiến có tên gọi là Spitfire Mk IX bắt đầu được chuyển đến Liên Xô từ tháng 2/1944. Xét về tốc độ leo cao và vũ khí trang bị, nó vượt trội so với Yak-9U và La-7 do Liên Xô chế tạo.
Nhưng ở độ cao thấp và trung bình, chiếc máy bay này cũng chỉ được đánh giá là bình thường. Khi bay ở độ cao cực thấp, tốc độ của Spitfire Mk IX thua La-7 tới 100 km/h. Cuối cùng, Liên Xô quyết định không sử dụng Spitfire ở tiền tuyến và chuyển giao cho các trung đoàn phòng không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025