Những chuyến thăm bí mật tới cơ sở vũ khí của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Bà Yingluck trở thành chủ tịch công ty cảng Trung Quốc dù đang bị truy nã / Ông Trump tức tối bỏ họp vì không đạt thỏa thuận về tường biên giới
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng 5 lần tới thăm nơi được truyền thông nhà nước mô tả là nhà máy cơ khí ở phía tây bắc Triều Tiên từ năm 2012-2016. Báo cáo của Mỹ cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa Pukguksong-2 từ vị trí này. (Ảnh: New York Times)
Trong suốt nhiều năm, giới phân tích nước ngoài vẫn luôn theo dõi sát sao các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Triều Tiên tới các nhà máy, nông trại và đơn vị quân sự để xác định đâu là ưu tiên trong chính sách của Bình Nhưỡng.
Tuy vậy, việc theo dõi này gặp không ít khó khăn khi truyền thông nhà nước Triều Tiên thường tìm cách giấu kín vị trí nơi đến cũng như mục đích của các chuyến đi. Họ chỉ có thể phán đoán dựa vào tên của những người quản lý các cơ sở đó.
Hiện tại, hai nhà phân tích tại Mỹ đã xác định được 6 nhà máy được tin là có liên kết với chương trình tên lửa của Triều Tiên. Những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Triều Tiên tới các cơ sở này được truyền thông nhà nước cố tình che giấu để tránh nguy cơ bị Mỹ tấn công mạng hoặc thu thập dữ liệu tình báo.
"Triều Tiên không muốn chia sẻ các vị trí này một cách chính xác để khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyến thăm này liên quan tới việc phát triển các hệ thống tên lửa mới mà Triều Tiên vẫn chưa sẵn sàng tiết lộ", Jeffrey Lewis, chuyên gia về Triều Tiên tại Viện nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California, Mỹ, nhận định trong bản báo cáo được công bố ngày 17/1.
Báo cáo về các địa điểm "mật" tại Triều Tiên được đưa ra khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị gặp nhà đàm phán hạt nhân Triều Tiên Kim Yong-chol để thảo luận các bước đi tiến tới phi hạt nhân hóa. Cuộc gặp này có thể đặt nền tảng cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong thời gian tới.
Tiến sĩ Lewis đã làm việc cùng đồng nghiệp David Schmerler để kết nối video và hình ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố với hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại và thông tin về chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Triều Tiên tới các nhà máy. Báo cáo cũng bao gồm bản đồ xác định vị trí của 6 nhà máy, trong đó có 3 nhà máy nằm gần các vị trí thử tên lửa quan trọng từng được giám sát bởi nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lewis và ông Schmerler đã hé lộ bản chất bí mật trong chương trình tên lửa của Triều Tiên. Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng một số nhà máy là nơi chế tạo xe bọc thép, máy bay hạng nhẹ, các thiết bị cơ khí. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, mối liên kết giữa các nhà máy này với chương trình tên lửa của Triều Tiên vẫn chưa được công bố.
Những chuyếnđiđược "che giấu"
Ông Kim Jong-un cũng tới thăm một nơi mà truyền thông Triều Tiên mô tả là nhà máy cơ khí ở Panghyon trong 2 năm 2014 và 2015. Khi quay trở lại vào năm 2017, ông Kim Jongpun đã thị sát vụ phóng tên lửa Hwasong-14. (Ảnh: New York Times)
Từ năm 2012-2016, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có 5 chuyến đi công khai tới nơi mà truyền thông nhà nước Triều Tiên mô tả là nhà máy cơ khí "do Ho Chol-yong quản lý" ở tây bắc Triều Tiên. Theo Tiến sĩ Lewis và ông Schmeler, nhà máy này đang được mở rộng đáng kể.
Theo nghiên cứu của các nhà phân tích Mỹ, Triều Tiên đã sử dụng địa điểm trên để phóng tên lửa Pukguksong-2 vào tháng 2/2017. Vụ thử tên lửa này đã đánh dấu bước nhảy vọt đối với Triều Tiên vì tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 sử dụng nhiên liệu rắn, khiến chúng dễ được che giấu, vận chuyển và phóng, đồng thời khiến Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc xác định mục tiêu trong một cuộc tấn công phủ đầu.
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên khiến các trợ lý của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải ngắt quãng bữa tối của hai nhà lãnh đạo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida để trình báo các thông tin ban đầu về vụ phóng.
Triều Tiên cũng sử dụng nhà máy cơ khí ở phía tây bắc để phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 vào tháng 5/2017. Đây cũng là một bước tiến lớn khác trong chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng. Theo hai nhà phân tích Mỹ, nhà máy này tham gia vào chương trình phát triển các phương tiện phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trong năm 2014 và 2015, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới thăm một nhà máy khác, được cho là do "Jon Tong-ryol quản lý" ở Panghyon, tây bắc Triều Tiên. Khi ông Kim quay trở lại nhà máy này vào tháng 7/2017, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thị sát một vụ phóng tên lửa Hwasong-14 và đây là vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa quan trọng đầu tiên của Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong-un khi đó còn nói bóng gió rằng vụ phóng này là "món quà" dành cho ông Trump.
Trong báo cáo của mình, ông Lewis và đồng nghiệp cũng "định vị" một nhà máy cơ khí do Ri Chol-ho quản lý tại Bình Nhưỡng - nơi sản xuất vi mạch. Ông Kim Jong-un đã tới thăm nhà máy này 3 lần từ năm 2013-2016 và truyền thông nhà nước Triều Tiên mô tả đây là một "nhà máy nằm trong công viên".
Triều Tiên đã cố tình che giấu vị trí của nhà máy vì lo sợ rằng cơ sở chuyên sản xuất vi mạch, một bộ phận sống còn trong chương trình không gian và tên lửa của Bình Nhưỡng, có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng do Mỹ tiến hành.
Triều Tiên cũng "giấu" nhiều cơ sở vũ khí của nước này dưới lòng đất để bảo vệ chúng trước nguy cơ bị theo dõi hoặc tấn công trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Báo cáo của Lewis và Schmerler đã phát hiện một nhà máy có hai phân khu, trong đó một phân khu ngầm dưới lòng đất được che giấu gần một nhà máy dệt. Họ cũng phát hiện ra rằng ông Kim Jong-un đã tới thăm cả cơ sở trên mặt đất và dưới lòng đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo