Quốc tế

Những cuộc tấn công của tên lửa Storm Shadow nhắm vào Nga sẽ diễn ra thường xuyên hơn

Ý đã gửi lô tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow đầu tiên cho Ukraine, giúp Kyiv có thêm nhiều vũ khí hơn trước.

Anh nói việc NATO điều quân tới Ukraine là rất 'nguy hiểm' / Ukraine cần bao nhiêu vũ khí để lật ngược tình thế trước Nga?

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps, trong chuyến thăm nhà máy MBDA - nơi sản xuất tên lửa Storm Shadow cho biết Ý cũng đã gửi những quả đạn này tới Ukraine. Tuyên bố trên chính thức xác nhận điều mà tình báo quân sự Nga đã biết từ lâu.

Vương quốc Anh trước đó đã thông báo chuyển giao nhiều tên lửa Storm Shadow cho Ukraine và Pháp cũng viện trợ phiên bản riêng của họ, được gọi là SCALP-EG.

Không quân Ukraine đã có thêm tên lửa hành trình Storm Shadow do Ý cung cấp.

Không quân Ukraine đã có thêm tên lửa hành trình Storm Shadow do Ý cung cấp.

Tuy nhiên Ý từ chối tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về lô hàng vũ khí. Và ngay cả sau lời nói của ông Shapps, đại diện Bộ Quốc phòng Ý vẫn từ chối bình luận chính thức về thông tin trên, tờ Defense News nói rõ.

Ý lần đầu tiên mua Storm Shadow từ nhà sản xuất MBDA của châu Âu vào năm 1999 và nhận được khoảng 200 tên lửa. Rome đã sử dụng chúng trong quá trình can thiệp quân sự vào Libya năm 2011.

Tới tháng 1 năm nay, Quốc hội Ý đã bỏ phiếu gia hạn cung cấp vũ khí cho Ukraine đến hết năm 2024. Ấn phẩm Il Fatto Quotidiano của Ý viết rằng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Shapps rất quan trọng vì ít nhất ba lý do.

Trước hết, nó cho phép chúng ta hiểu những loại vũ khí cụ thể mà Ý đã gửi cho Ukraine. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của chính quyền Rome - ông Guido Crosetto, đã hứa sẽ công khai bản danh sách này nhưng vẫn chưa thực hiện.

Thứ hai, chính phủ Ý đã tuyên bố rằng họ sẽ không cung cấp vũ khí tầm xa cho Lực lượng vũ trang Ukraine để tấn công vào phía sau phòng tuyến của Nga.

 

Trước đó, cả Bộ trưởng Quốc phòng Crosetto và Ngoại trưởng Antonio Tajani đều nhiều lần tuyên bố rằng số vũ khí được chuyển giao cho Ukraine sẽ chỉ được sử dụng cho hoạt động phòng thủ, chứ không phải để tấn công.

Nghĩa là chính phủ Ý bằng lời nói tôn trọng “ranh giới đỏ” vốn ban đầu phổ biến đối với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, nhưng sau đó các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy bắt đầu bí mật vượt qua.

Mặt khác, Ý không công nhận việc Moskva tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea và 4 khu vực mới tại miền Đông Ukraine, do vậy họ không coi các cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow vào những địa điểm trên là một cuộc tấn công nhằm vào Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm