Quốc tế

Những điểm nóng có thể bùng phát Thế chiến III trong năm 2019

Sức mạnh của Trung Quốc đang tăng lên và Nga không chấp nhận trật tự quốc tế hiện có khiến cho nguy cơ xảy ra xung đột lớn ngày càng hiện hữu.

Nga: Nổ khí ga khiến một góc chung cư bị sập, ít nhất 3 người thiệt mạng / Ông Trump thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Syria?

Thế giới đã tránh được các cuộc chiến tranh lớn tranh giành quyền lực kể từ năm 1945, ngay cả khi Mỹ và Nga đã tiến đến khá gần miệng hố chiến tranh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong hai thập kỷ đầu tiên sau khi bức tường Berlin sụp đổ, cuộc chiến tranh giành quyền lực lớn đến mức dường như không thể tưởng tượng được. Ngày nay, với việc sức mạnh của Trung Quốc vẫn còn đang tăng lên và Nga không chấp nhận trật tự quốc tế hiện có khiến cho nguy cơ xảy ra xung đột lớn ngày càng hiện hữu.

nhung diem nong co the bung phat the chien iii trong nam 2019 hinh 1

Thế giới vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột.

Trong bài viết đăng tải trên tạp chí National Interest, Giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học chiến tranh lục quân Mỹ Robert Farley đã chỉ ra những “điểm nóng” có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh Thế giới thứ III trong thời gian tới.

Biển Đông

Biển Đông đã trở thành một trong những “trận địa” của cuộc đối đầu Mỹ - Trung trong bối cảnh cọ xát thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không ngừng gia tăng. Hiện tại, thế đối đầu Mỹ - Trung chủ yếu ở việc đe dọa lẫn nhau, sử dụng hàng rào thuế quan và các biện pháp trừng phạt thương mại khác.

Mỹ và Canada gần đây đã đẩy căng thẳng leo thang lên một nấc thang mới qua việc bắt giữ Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, dẫn đến việc Trung Quốc phản đòn, bắt giữ các công dân Canada và có biện pháp trả đũa nhằm vào các công ty Mỹ làm ăn tại Trung Quốc.

nhung diem nong co the bung phat the chien iii trong nam 2019 hinh 2

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur của Hải quân Mỹ đã có cuộc chạm trán “không an toàn” với một tàu chiến của Trung Quốc hôm 30/9 khi tàu Mỹ tiến hành hoạt động đảm bảo tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: AFP.

Cho đến nay, cả Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa gắn cuộc chiến thương mại với những tranh chấp đang diễn ra tại . Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa hai nước xấu đi, hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc có thể quyết định đưa ra động thái leo thang táo bạo hơn là những lời lẽ đe dọa, thuế quan... Thật vậy, nếu Mỹ và Trung Quốc đi đến kết luận rằng mối quan hệ thương mại của họ (vốn cung cấp nền tảng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai thập kỷ qua) có nguy cơ đáng kể và xung đột là không thể tránh khỏi thì họ sẽ quyết định không nương tay với đối thủ ở Biển Đông.

 

Ukraine

Thế giới chú ý đến Ukraine trong năm 2018 sau vụ Nga bắt giữ các tàu và thủy thủ của Ukaine ở Biển Azov. Dù vụ việc có là kịch bản do bên nào tạo dựng hay khơi mào thì rõ ràng nó đã một lần nữa thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine vốn luôn âm ỉ trong những năm trở lại đây. Tuyên bố thiết quân luật của Chính phủ Ukraine sau vụ việc cũng cho thấy khả năng bất ổn ở nước này.

Nga dường như không quan tâm đến việc phá vỡ hiện trạng ở Ukraine trước cuộc bầu cử sắp tới trong khi Chính phủ ở Kiev tiếp tục thiếu khả năng thay đổi những gì đang diễn ra trên thực địa. Cuộc bầu cử sắp tới có thể sẽ không tạo ra biến động lớn nào ở nhưng hoàn toàn có thể gây ra sự thiếu chắc chắn. Do căng thẳng liên tục giữa Nga và Mỹ, ngay cả một sự thay đổi nhỏ cũng có thể đe dọa sự cân bằng mong manh vốn đã tồn tại trong nhiều năm qua, có khả năng khiến khu vực Đông Âu rơi vào hỗn loạn.

nhung diem nong co the bung phat the chien iii trong nam 2019 hinh 3
Vụ Nga bắt giữ các tàu và thủy thủ của Ukaine ở Biển Azov khiến nhiều người lo ngại căng thẳng lớn có thể bùng phát. Ảnh: BBC.

Vịnh Ba Tư

Khủng hoảng chính trị và quân sự liên miên ở Trung Đông không phải điều gì mới mẻ nhưng luôn khiến cả thế giới bất an. Áp lực kinh tế đối Iran tiếp tục gia tăng khi Mỹ thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn bao giờ hết để cấm vận thương mại Tehran. Cuộc chiến do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen không có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi cuộc nội chiến ở Syria đã nguội dần, cả Mỹ và Nga vẫn cam kết hỗ trợ các đối tác và lực lượng do họ ủy nhiệm trong cuộc chiến này.

 

Giống như lò than âm ỉ cháy, ngọn lửa chiến tranh ở Trung Đông có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Bất ổn chính trị ở Iran có thể gây bất ổn cho toàn khu vực hoặc khiến Iran trở nên hung hăng hơn hoặc biến nước Cộng hòa Hồi giáo trở thành mục tiêu hấp dẫn cho kẻ thù. Căng thẳng giữa người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq có thể bùng phát thành xung đột bất cứ lúc nào. Cuối cùng, nhà lãnh đạo của Saudi Arabia đã hết lần này đến lần khác chứng minh tuyên bố chấp nhận rủi ro khi hành động không phải lời nói suông, ngay cả khi ngày càng có nhiều những lời xì xào về sự ổn định của Vương quốc này. Có thể thấy, do tầm quan trọng chiến lược của khu vực nên bất kỳ sự bất ổn nào cũng có thể dẫn đến xung đột giữa Mỹ, Nga hoặc thậm chí là cả Trung Quốc.

nhung diem nong co the bung phat the chien iii trong nam 2019 hinh 4

Các chiến binh người Kurd ở Syria. Ảnh: Farsnews.

Bán đảo Triều Tiên

Không còn nghi ngờ gì nữa, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã giảm đáng kể trong năm 2018 khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chứng minh được mức độ thiện chí của mình, ngừng các vụ phóng tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân. Ở phía ngược lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dịu giọng, không còn sử dụng những lời lẽ hiếu chiến với Triều Tiên. Thực sự, triển vọng về một nền hòa bình lâu dài, ổn định cho Bán đảo Triều Tiên đang trở nên sáng sủa hơn bất kỳ lúc nào kể từ thời điểm giữa những năm 1990 tới nay.

Lạc quan là vậy, nhưng cần phải nhận thấy là những cạm bẫy nguy hiểm vẫn còn. Tổng thống Trump đã đặt cả uy tín của mình vào thỏa thuận với Triều Tiên nhưng mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của nước này không vì thế mà biến mất ngay tức khắc. Mối quan hệ Mỹ-Triều có thể nhanh chóng xấu đi bất cứ lúc nào. Nếu ông Trump làm mất lòng ông Kim, nếu các thành viên của chính quyền Trump có động thái phá hỏng thỏa thuận Mỹ - Triều hoặc nếu ông Kim làm mất lòng ông Trump, mối quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể nguội lạnh rất nhanh.

Hơn nữa, cả Trung Quốc và Nhật Bản – hai nước có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề Triều Tiên đều còn những bất đồng về tiến trình hòa giải giữa Hàn Quốc và Triều Tiên mặc dù lý do để họ tỏ thái độ hoài nghi là rất khác nhau. Tóm lại, tình hình ở Triều Tiên vẫn nguy hiểm hơn nhiều so với những đánh giá lạc quan của một số người.

 

nhung diem nong co the bung phat the chien iii trong nam 2019 hinh 5

Vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên vẫn sẽ là chủ đề nóng trong năm 2019. Ảnh: KCTV.

Những nhân tố không thể đoán trước

Các nước lớn có xu hướng dành các nguồn lực ngoại giao, quân sự và chính trị vào những gì họ đánh giá xung đột nghiêm trọng nhất, đứng trên quan điểm của họ. Những cuộc xung đột ít nghiêm trọng hơn thường không được chú ý đến nhưng điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi những “đốm lửa nhỏ” này có thể nhanh chóng bùng phát thành “đám cháy lớn” trước khi người ta nhận thức được điều gì đang diễn ra. Nguy cơ xung đột nghiêm trọng có thể xuất hiện ở Baltics, ở Azerbaijan, Kashmir hoặc thậm chí ở Venezuela. Nếu Thế chiến III nổ ra, nó có thể đến từ một sự kiện hoàn toàn bất ngờ.

Thế giới năm 2019 liệu có phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn trong năm 2018? Câu trả lời có thể là không, bất chấp việc quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ xấu đi có thể mang lại dự cảm không mấy tốt lành cho tương lai. Những “điểm sôi” đột ngột phát sinh có thể thay đổi theo thời gian nhưng những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột vẫn sẽ chỉ là sự suy yếu của Mỹ trong vai trò cường quốc quân sự số 1, đi kèm với đó là sự thay đổi trật tự toàn cầu vẫn sẽ là gốc rễ khiến cho thế giới ngày càng trở nên bất ổn./.

Theo vov.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm