Những phát súng “bay cắt mặt” Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và phản ứng của Nga
Nhật Bản lắp đặt radar thế hệ mới trên các tàu khu trục / Ukraine gián đoạn cung cấp súng máy cho Thổ Nhĩ Kỳ
"Sân nhà" của Nga là bất khả xâm phạm
Trong vài tuần vừa qua, Quân đội Nga đã hoạt động rất tích cực ở Syria. Không quân nước này đã và đang tiến hành nhiều cuộc không kích ác liệt tấn công các nhóm chiến binh do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn xung quanh khu vực Idlib mở rộng ở phía Tây Bắc Syria.
Động thái này được giới quan sát xem là “giọt nước tràn ly”, có một phần lớn nguyên nhân từ cuộc xung đột gần đây giữa Azerbaijan và Armenia ở vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh, một khu vực mà Armenia tuyên bố chủ quyền và chiếm đóng từ năm 1994 nhưng theo luật pháp quốc tế lại thuộc về lãnh thổ Azerbaijan.
Cuộc xung đột bắt đầu bùng phát vào ngày 27/9 và kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian vào ngày 10/11, sau khi Azerbaijan đã giành được những thắng lợi mang tính quyết định tại đây.
Nga có thể cũng đã thu nhận được những lợi ích rõ ràng từ cuộc xung đột này nhưng cốt lõi của vấn đề là sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nagorno-Karabakh đã khiến Moscow lo ngại sâu sắc.
Nga vẫn coi vùng Nam Caucasus là “sân sau” của mình, và như vậy các nước bên ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ tất nhiên không được “hoan nghênh”. Do đó, sự can dự của Ankara buộc Nga phải thực hiện một số hành động trả đũa để cho Thổ Nhĩ Kỳ thấy rằng ai mới thực sự là “ông chủ” tại Nam Caucasus.
Hành động giáng trả này thể hiện rõ nét nhất ở Syria và có thể còn xảy ra ở Libya, nơi cả Moscow và Ankara đều có các lợi ích cạnh tranh mặc dù điều này không phải là tín hiệu tốt cho sự ổn định địa chính trị ở Caucasus, khu vực Biển Đen và cả phía đông Địa Trung Hải.
Quân nhân Azerbaijan nã pháo về phía lực lượng Armenia trong xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh ngày 20/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Moscow và Ankara có nhiều lý do để duy trì mối quan hệ thân tình, đặc biệt là về kinh tế nhưng những bất đồng khác nhau giữa hai nước cuối cùng có thể dẫn đến các cuộc đụng độ nghiêm trọng hơn.
Trong con mắt của Nga, thành công của Azerbaijan tại cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự từ Thổ Nhĩ Kỳ. Hai quốc gia này có mối liên kết gần gũi về sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa, và quan trọng hơn hết là một “kẻ thù chung” - Armenia.
Sự hỗ trợ của Ankara cho Baku đã có từ lâu nhưng mức độ mới chỉ gia tăng trong những năm gần đây. Sức mạnh của Quân đội Azerbaijan đã được cải tiến đáng kể thông qua sự trợ giúp từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo các nguồn tin của Nga, trong suốt cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, gần như mọi thắng lợi của Azerbaijan đều có dấu ấn của Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã nhiệt tình cung cấp các khả năng chỉ huy và kiểm soát cũng như các hệ thống vũ khí khác nhau cho Baku.
Điển hình nhất phải kể đến các cuộc tấn công của các máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp. Chúng đã phá hủy nhiều xe bọc thép của Armenia.
Xét từ quan điểm của Nga, cuộc đụng độ ở Nagorno-Karabakh này là không được hoan nghênh vì nó đặt Moscow vào tình thế khó khăn. Một mặt, Moscow muốn hỗ trợ một nước đồng minh" lâu đời tại khu vực là Armenia nhưng mặt khác cũng không muốn làm mất lòng một đối tác khác là Azerbaijan, quốc gia mà Moscow đã tăng đáng kể doanh số bán vũ khí trong những năm gần đây.
Tổng thống Nga Putin hội đàm cùng với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: VOA
Lời cảnh báo đanh thép của Nga dành cho Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Tuy nhiên, sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã khiến Nga thay đổi quan điểm. Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO và vì vậy ảnh hưởng của Ankara ở Azerbaijan cũng tương đương với ảnh hưởng của NATO tại đây. Một tờ báo của Nga đã nhấn mạnh: “Điều quan trọng là Nga phải bảo tồn được Nagorno-Karabakh, nếu không NATO sẽ dễ dàng tiếp cận Biển Caspi”.
Hơn nữa, nếu toàn bộ vùng đất bị mất vào tay người Azerbaijan thì bản thân ông Putin cũng sẽ phải đối mặt với sự phẫn nộ của chính người dân nước Nga vì đã để những người đồng tôn giáo phải chịu một thất bại lớn.
Do đó, với lệnh ngừng bắn hiện đang được triển khai, tình hình đã có lợi cho Nga. Khoảng 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình của Nga đã có mặt ở Nagorno-Karabakh.
Sự hiện diện của họ, về cơ bản, đã góp phần làm gia tăng mức độ ảnh hưởng của Moscow trong khu vực. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn chặn bất kỳ ý đồ nào của Thổ Nhĩ Kỳ toan tính triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nagorno-Karabakh, mặc dù Ankara rất muốn thực hiện điều đó.
Lính gìn giữ hòa bình Nga lên đường làm nhiệm vụ ở Nagorno-Karabak. Ảnh: Sputnik
Hiện nay, bất kỳ binh lính Thổ Nhĩ Kỳ nào đến khu vực sẽ phải ở trên lãnh thổ chính của Azerbaijan và sẽ phải theo dõi các sự kiện trên thực tế ở Nagorno-Karabakh bằng máy bay không người lái.
Để củng cố lập trường sau xung đột, Moscow phải cho Ankara thấy rằng họ đã vượt qua “ranh giới đỏ” khi can dự vào Nam Caucasus. Sự “trả thù” của Nga ở Syria là minh chứng cho điều đó.
Trong những tháng gần đây, và cả trước khi xảy ra xung đột Nagorno-Karabakh, các lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại miền bắc Syria về cơ bản đã rơi vào tình trạng căng thẳng.
Nga đã định kỳ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các trại huấn luyện lực lượng Hồi giáo cực đoan và thậm chí đã bị cáo buộc đứng đằng sau cái chết của 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc tấn công vào một đoàn xe hồi tháng Hai năm nay.
Khi xung đột Nagorno-Karabakh diễn ra vào cuối tháng 9/2020, các cuộc tấn công của Nga nhằm vào những nhóm chiến binh do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria đã gia tăng về cường độ và số lượng.
Chẳng hạn, vào cuối tháng 10, máy bay chiến đấu Không quân Nga đã không kích tiêu diệt khoảng 80 tay súng thuộc Quân đoàn Al Sham. Những cuộc tấn công như vậy rõ ràng đã đặt lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria vào thế khó.
Một đại diện của các phe phái Hồi giáo từng phát biểu vào đầu tháng 10 rằng, các cuộc tấn công như vậy của Nga là cần thiết để kiềm chế Ankara ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Ngày 11/11 (tức một ngày sau khi thiết lập lệnh ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh), Quân đội Nga đã phát đi tín hiệu cảnh báo các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây Bắc Syria rằng, họ có thể sắp phải hứng chịu một cuộc tấn công khác. Thế nên, cũng chính vào ngày hôm đó, một cuộc rút lui lớn của các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã được ghi nhận tại đây.
Như vậy, với các cuộc không kích “trả thù” ở Syria, Nga dường như đã bắn đi những phát súng cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow cần kiềm chế tham vọng của Ankara và ngăn chặn nước này mở rộng ảnh hưởng ở Nam Caucasus.
End of content
Không có tin nào tiếp theo