Quốc tế

Nội soi hệ thống pháo binh 'khủng' của Triều Tiên

Hãy quên những quả tên lửa và chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong vài phút, để “nội soi” hệ thống pháo binh vô cùng kinh khủng của nước này. Theo nhiều nguồn thông tin, Bình Nhưỡng đã triển khai tới 13.000 khẩu pháo dọc theo khu phi quân sự trên biên giới với Hàn Quốc.

Từ Syria đến Bắc Cực, 'bức màn sắt' của Nga đe dọa Không quân Mỹ / Cận cảnh máy bay tiêm kích săn hạm Nhật Bản Mitsubishi F-2

Giữa tháng 11/2018, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm một thứ vũ khí mới “cực kỳ hiện đại”, kết thúc một thời kỳ bị buộc phải ngừng thử nghiệm vũ khí bắt đầu từ tháng 4/2018.

Hãng tin thống tấn nhà nước KCNA nói lãnh đạo Kim Jong-un đã đến thăm Học viện Khoa học quốc phòng, một trung tâm phát triển vũ khí ở Triều Tiên, và “chứng kiến một cuộc thử nghiệm một loại vũ khí chiến thuật mới phát triển siêu hiện đại”.

Pak Jong Chon, người được nói là tư lệnh lực lượng pháo binh của quân đội Triều Tiên, cũng tham dự cuộc thử nghiệm cùng với lãnh đạo Kim. Điều này cho thấy vũ khí được mang ra thử lần này là một hệ thống pháo phi hạt nhân, và có thể là là giàn phóng hỏa tiễn.

“Sau khi chứng kiến sức mạnh của loại vũ khí chiến thuật, Lãnh tụ tối cao Kim Jong-un rất vui mừng và nói rằng các nhà khoa học quốc phòng đã làm rất tốt, cán bộ công nhân viên công nghiệp quốc phòng đã góp phần làm gia tăng năng lực phòng thủ của đất nước”, hãng tin KCNA nói, được tờ New York Times dẫn lại.

Vụ thử nghiệm một lần nữa khẳng định sự đe dọa rất đáng sợ của các loại vũ khí công ước của Triều Tiên đối với các lực lượng Hàn Quốc và Mỹ đồn trú trên bán đảo Triều Tiên, ngay cả khi thế giới thường nhấn mạnh vào sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Nội soi hệ thống pháo binh “khủng” của Triều Tiên - ảnh 1 Pháo tự hành Koksan 170mm

Hầu hết các hệ thống pháo của Triều Tiên đều có khả năng bắn tới Vùng thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách biên giới Hàn- Triều khoảng 50km. Khoảng 10 triệu người sống ở trung tâm Seoul và 15 triệu người sống ở các thành phố vệ tinh của Seoul. Có lẽ vì lý do này mà Hàn Quốc, nước có dân số khoảng 50 triệu người, đã phải xây dựng chỗ trú ẩn trong lòng đất cho toàn bộ 25 triệu người sống ở khu vực thủ đô Seoul.

Cho dù người ta chú ý nhiều hơn đến tầm bắn của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên, một mối đe dọa nghiêm trọng, đáng sợ hơn đối với 25 triệu người và khoảng 15.000 người Mỹ sống tại Vùng thủ đô Seoul là hệ thống pháo tầm xa của Bình Nhưỡng”, tướng Vincent Brooks, người đứng đầu lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, nói trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ hồi tháng 3/2018.

Kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, lục quân Triều Tiên thường xuyên củng cố lực lượng pháo binh hùng mạnh của họ tại khu phi quân sự chia tách hai miền Triều Tiên. Lực lượng này bao gồm hơn 13.000 khẩu pháo và giàn pháo phản lực phóng loạt, theo ước tính của hãng tin Reuters.

“Triều Tiên đã triển khai ít nhất ba hệ thống pháo có khả năng bắn tới thủ đô Seoul”, tướng Brooks cảnh báo. Trong số các loại pháo của Triều Tiên, dòng trọng pháo Koksan 170mm chiếm đa số. M-1978 (Koksan)là một loại pháo tự hành 170mm doTriều Tiên thiết kế và chế tạo. Rất ít thông tin về loại pháo này được biết đến do tính chất bí mật của chính quyền Triều Tiên. Koksan ra mắt lần đầu tiên là trong một cuộc diễu binh năm 1985.

Nó có tầm bắn từ 40-60km tùy loại đạn.Triều Tiên còn triển khai nhiều bệ phóng trên xe kéo có khả năng phóng loạt 22 quả đạn pháo phản lực 240 mm với tầm bắn 60km, dư sức bắn tới trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

 

Chưa dừng lại ở đó, một hế thống pháo phản lực phóng loạt mới cỡ nòng 300mm lại mới xuất hiện năm 2016. Rất có thể vụ thử nghiệm mà Triều Tiên tuyên bố hôm 16/11/2018 liên quan đến hệ thống này, có thể là một phiên bản cải tiến.

Vũ khí - khí tài
Theo tienphong.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm