Quốc tế

NÓNG: Lực lượng Mỹ, Anh và 8 nước châu Âu rầm rập áp sáp Iran - Hàn Quốc cũng tham chiến

Một nhóm tác chiến mạnh của Hải quân Hàn Quốc sẽ triển khai quân tới eo biển Hormuz. Trong khi đó, ngoài Mỹ, Anh, 8 quốc gia châu Âu cũng bắt đầu điều lực lượng áp sát Iran.

Siêu UAV của Trung Quốc có thêm vũ khí mới, đáng gờm thế nào? / Choáng ngợp "nghĩa địa" máy bay của Mỹ: Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Hàn Quốc tham chiến

Thông tấn Yonhap hôm nay đưa tin Hải quân Hàn Quốc sẽ bắt đầu sứ mệnh bảo vệ các công dân và tàu thương mại của nước này tại khu vực eo biển Hormuz gần Iran. Lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt là nhóm tác chiến lâm thời với lực lượng rất mạnh thuộc đơn vị chống cướp biển mang tên Cheonghae. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã xác nhận thông tin này.

Trước đó, Mỹ đã thúc giục Hàn Quốc tham gia giúp đỡ bảo vệ các tàu dầu đi qua khu vực nguy hiểm.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố hồi cuối tuần trước về khả năng sẽ cử lực lượng tới eo biển Hormuz để tham gia cùng liên quân do Mỹ dẫn đầu, tuy nhiên ông nói thêm rằng quyết định cuối cùng phải được cân nhắc kỹ trên nhiều yếu tố khác nhau.

Eo biển Hormuz là tuyến hàng hải quan trọng đối với các nhà sản xuất dầu mỏ để vận chuyển dầu thô từ Trung Đông tới tất cả các thị trường trên thế giới.

Khu vực này gần đây đang ngày cảng trở nên căng thẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro sau khi một số tàu dầu đã bị tấn công và đặc biệt là sau vụ các cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Saudi Arabia bị tấn công bởi tên lửa hành trình và máy bay không người lái và vụ Mỹ sát hại tướng Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Cụ thể, trong tháng 5 và 6/2019, một số vụ tấn công nhằm vào các tàu hàng quốc tế, trong đó có tàu chở dầu của Saudi Arabia, đã xảy ra tại khu vực. Mỹ đổ lỗi cho Iran đứng sau vụ việc, trong khi Tehran bác bỏ những cáo buộc này.

NÓNG: Lực lượng Mỹ, Anh và 8 nước châu Âu rầm rập áp sáp Iran - Hàn Quốc cũng tham chiến - Ảnh 2.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Truman của Hải quân Mỹ đã áp sát Iran.

Tháng 7/2019, các lực lượng Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu của Anh tại vùng Vịnh sau khi hải quân Anh bắt giữ một tàu của Iran ở khu vực ngoài khơi vùng lãnh thổ Gibraltar (Anh). Sau đó, nhà chức trách hai nước đã thả các tàu bắt giữ nói trên.

Cuối năm ngoái, Pháp đã tuyên bố chiến dịch của châu Âu nhằm đảm bảo an ninh hàng hải tại vùng Vịnh sẽ được triển khai từ tháng 1/2020, khi một tàu chiến Pháp bắt đầu tuần tra trong khu vực. Một tàu khu trục và một trực thăng của Hà Lan sẽ bắt đầu hoạt động tại vùng Vịnh từ tháng 2 tới. Tiếp đó, một tàu của Đan Mạch sẽ tham gia sứ mệnh từ mùa Thu.

Tình hình Iran ngày càng căng thẳng

Hồi đầu tuần này, bên cạnh nhóm tác chiến tàu sân bay Truman và nhóm tác chiến đổ bộ quy mô lớn của Hải quân Mỹ đã thường trực ở phía Nam, Tây Nam Iran thì đã có thêm tàu sân bay duy nhất của Pháp cũng áp sát quốc gia Trung Đông này ở phía Tây Bắc, trên biển Địa Trung Hải.

Trong một diễn biến khác, Reuters đưa tin, Chính phủ Pháp vừa tuyên bố, sứ mệnh hải quân do châu Âu dẫn đầu ở eo biển Hormuz đã nhận được thêm sự ủng hộ chính trị từ một số quốc gia.

 

Theo Bộ Ngoại giao Pháp, hiện có 8 quốc gia gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha cùng Pháp đã ủng hộ về mặt chính trị đối với sứ mệnh do châu Âu dẫn đầu.

Trước đó, Hà Lan, Đan Mạch, Hy Lạp và Pháp đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sứ mệnh trên.

Mới đây, các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nối lại hoạt động hộ tống tàu thương mại của nước này đi qua eo biển Hormuz.

Thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Anh nêu rõ tàu HMS Montrose và HMS Defender của Hải quân Anh sẽ trở lại thực hiện nhiệm vụ hộ tống các tàu thương mại của Anh đi qua eo biển Hormuz.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm