Ở Đông Nam Á, chỉ duy nhất Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo
Trong các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chỉ duy nhất Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo. Tên của loại vũ khí này tuy hoàn toàn không xa lạ nhưng nguồn gốc cùng các phiên bản của nó không phải ai cũng tỏ tường.
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai S-400 trong tình trạng không có tên lửa / Nga tiếp nhận tàu ngầm Borei-A đầu tiên, mang được 200 tên lửa siêu thanh?
Đây là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật do Liên Xô phát triển. Scud được Liên Xô xuất khẩu cho rất nhiều quốc gia đồng minh trên khắp thế giới - trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Chính gốc, loại tên lửa này mang tên R-11 (với phiên bản đầu) và R-17 (sau đổi thành R-300) Elbrus (phiên bản sau). Tuy nhiên cả thế giới vẫn quen gọi với cái tên Scud do NATO đặt cho loại tên lửa này vì bản thân R-11, R-17 cũng như R-300 có rất nhiều phiên bản khác nhau. Nguồn ảnh: Danviet.
Việc tên lửa Scud có nhiều phiên bản khác nhau là do nó được Liên Xô xuất khẩu với số lượng quá nhiều, ở mỗi quốc gia, Scud lại được cải biên đôi chút và sau mỗi lần cải biên, loại tên lửa này lại... mang một định danh mới. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong quá khứ, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này đã được sử dụng trong thực chiến lần đầu tiên từ thập niên 70 tại Trung Đông. Scud cũng tỏ ra "quen mặt" với quân đội NATO khi Iraq phóng hàng chục quả tên lửa loại này về phía Isarel và Saudi Arabia trong Chiến tranh vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Danviet.
Bốn phiên bản phổ biến nhất của tên lửa Scud bao gồm các phiên bản được mang định danh A, B, C và D. Trong đó, phiên bản B và C hiện tại vẫn còn được Việt Nam sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Baodatviet.
Phiên bản Scud B có trọng lượng 5,9 tấn, chiều dài 11,25 mét, đường kính 0,88 mét và có tầm bắn tối đa 300 km. Tốc độ tối đa mà loại tên lửa này đạt được lên tới Mach 5. Nguồn ảnh: QPVN.
Phiên bản Scud C của Việt Nam cũng có thông số kỹ thuật, tốc độ tối đa tương đồng với phiên bản B. Tuy nhiên tầm bắn tối đa của phiên bản C được cải thiện rất tốt, gấp đôi tầm bắn của Scud B. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra, độ chính xác lệch tâm của Scud B và Scud C cũng chênh lệch nhau khá lớn. Với tầm bắn tối đa 300 km. Scud B có độ chính xác lệch tâm vào khoảng 450 mét. Nguồn ảnh: TTVNOL.
Trong khi đó với Scud C, độ chính xác lệch tâm tối đa lên tới 700 mét khi bắn ở tầm tối đa 600 km. Mặc dù có độ chính xác lệch tâm khá cao, tuy nhiên sức nổ của Scud lại rất lớn, đảm bảo ngay khi lệch tâm vẫn có thể gây thiệt hại được cho mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù đây là loại tên lửa đã khá cũ, tuổi đời đã bước qua nửa thế kỷ. Tuy nhiên với việc là loại tên lửa đạn đạo duy nhất xuất hiện trong khu vực Đông Nam Á, tên lửa Scud vẫn là thứ vũ khí rất lợi hại trong tay quân đội Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Loại tên lửa đạn đạo duy nhất trong biên chế Quân đội Việt Nam, cũng là loại duy nhất ở Đông Nam Á hiện nay là tên lửa Scud. Nguồn ảnh: QPVN.