Quốc tế

Ông Lavrov chuẩn bị gặp trực tiếp ông Vương Nghị: Thế giới "nín thở" chờ kết quả họp mặt?

Đây là cuộc gặp đầu tiên của hai ngoại trưởng Nga-Trung kể từ sau khi Moscow tiến hành cuộc chiến tại Ukraine.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tối 25/3 / CNN: Bộ Quốc phòng Nga lần đầu công bố con số thương vong lớn ở Ukraine kể từ sau ngày 2/3

Cuộc gặp quan trọng

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ sau khi Nga tấn công Ukraine. Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra khi các bộ trưởng từ các nước giáp biên giới với Afghanistan có mặt tại Trung Quốc trong cuộc họp chung vào tuần tới.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông Lavrov sẽ dẫn đầu phái đoàn Nga tới Tunxi, thuộc tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, để tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước láng giềng của Afghanistan vào ngày 31/3. Các quan chức từ Iran, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan cũng sẽ tham dự.

Ông Vương Nghị và Sergey Lavrov (phải)

Ông Vương Nghị và Sergey Lavrov (phải)


Hội nghị nhằm "thảo luận về sự phối hợp của các nỗ lực trong khu vực nhằm cung cấp hỗ trợ nhân đạo và kinh tế xã hội cho Afghanistan" - phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.

Đây sẽ là lần đầu tiên Ngoại trưởng Lavrov xuất hiện trực tiếp trước công chúng tại một sự kiện đa phương kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2. Chuyến thăm lần cuối cùng của ông tại Trung Quốc là khi ông đi cùng tổng thống Putin tới Bắc Kinh trước Thế vận hội mùa Đông vào đầu tháng 2. Tại đây, Trung Quốc và Nga ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược "không có giới hạn" giữa hai bên.

Chuyến thăm mới nhất của Ngoại trưởng Lavrov diễn ra vào thời điểm mối quan hệ đối tác nêu trên đang bị giám sát chặt chẽ sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Theo SCMP, Bắc Kinh đang "miễn cưỡng giữ khoảng cách với Moscow".

Xung đột đã gây ra một số cuộc đối đầu tồi tệ nhất của Moscow với phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh, khi hàng loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự trả đũa của Nga đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng và an ninh lương thực.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn nằm trong số ít các quốc gia đã nhiều lần bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Liên hợp quốc về việc lên án các hành động của Moscow ở Ukraine.

Phản ứng của Trung Quốc

Hôm 23/3, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc nhằm quy kết trách nhiệm cho Nga về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine. Thay vào đó, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ đang gia tăng căng thẳng, đồng thời nêu bật "những lo ngại an ninh hợp pháp" của Moscow liên quan đến sự mở rộng về phía đông của NATO.

Bắc Kinh cũng đã bác bỏ đề xuất của một số thành viên G20 rằng Nga sẽ bị loại khỏi hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo vào cuối năm nay tại Indonesia, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gọi Nga là "thành viên quan trọng" của G20.

Zhao Long, một thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho biết cuộc chiến ở Ukraine dự kiến sẽ là nội dung nóng trong chương trình nghị sự của các ngoại trưởng vào tuần tới ở Tunxi, mặc dù các vấn đề Afghanistan vẫn là chủ đề chính.

 

Đại diện của Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pakistan dự kiến sẽ gặp nhau bên lề sự kiện chính để thảo luận riêng về tình hình ở Afghanistan.

Ông Zhao nói: "Đây sẽ là cơ hội để Ngoại trưởng Lavrov có các cuộc gặp song phương với các bên khác nhau. Ông cho biết Bắc Kinh và Moscow cũng có thể nhân cơ hội này để đối thoại sâu về một số vấn đề, bao gồm cuộc khủng hoảng Ukraine, sự bành trướng về phía đông của NATO và phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây, để cùng khẳn định giá trị độc lập của quan hệ Trung-Nga và mức độ tin cậy cao lẫn nhau về mặt chiến lược".

Việc Trung Quốc không lên án chiến dịch của Nga cũng làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh có thể cung cấp hỗ trợ quân sự cho Moscow, trong khi Mỹ và châu Âu ngày càng yêu cầu Trung Quốc làm rõ lập trường của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Phoenix TV, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Qin Gang cho biết mặc dù không có "vùng cấm" để hợp tác với Nga, nhưng "điểm mấu chốt cũng có, đó là các nguyên tắc và luật được thiết lập trong Hiến chương Liên Hợp Quốc".

Nga cũng đang tìm cách tăng cường hỗ trợ từ các quốc gia khác. Đầu tuần này, ông Lavrov đã tổ chức cuộc gặp với các đại sứ từ các quốc gia BRICS tại Moscow để thảo luận về tình hình Ukraine - hãng thông tấn Nga Tass đưa tin. Khối các nền kinh tế mới nổi BRICS bao gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm