Quốc tế

Pantsir-S1 bị áp chế khi đánh chặn tên lửa Israel?

Truyền thông Syria vừa đăng tải hình ảnh đạn tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 tự phá hủy khó hiểu khi đánh chặn tên lửa Israel.

Ukraine mua tên lửa Mỹ bất chấp cảnh báo của Nga / Nga úp mở 'cơn ác mộng' tên lửa đối phó Mỹ

Vụ việc diễn ra trong vụ không kích mới do Israel thực hiện nhằm vào khu vực ngoại ô Damascus hồi cuối tháng 11/2019 nhưng đến nay mới được công bố. Khi phát hiện ra cuộc không kích, tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Syria đã phóng đạn tên lửa đánh chặn.

Khoảnh khắc đạn tên lửa của Pantsir-S1 được cho là tự hủy.
Khoảnh khắc đạn tên lửa của Pantsir-S1 được cho là tự hủy.

Tuy nhiên, không hiểu vì sao trong những quả đạn được khai hỏa thì có tới 2 quả bất ngờ tự hủy trên không. Quan sát hình ảnh được công bố, giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng đạn của hệ thống Pantsir-S1 đã bị tấn công áp chế điện tử.

Nếu nhận định này chính xác thì đây là lần thứ 2 kể từ tháng 7/2019, phòng không Syria đã cáo buộc bị phía Tel Aviv tấn công áp chế nên đã hoạt động không hiệu quả.

Và tình huống này đã không còn quá bất ngờ bởi trong cuộc tấn công chớp nhoáng vào Masyaf hồi giữa tháng 4/2019, Không quân Israel đã buộc phải kích hoạt hệ thống tác chiến điện tử (EW) của mình để gây nhiễu toàn bộ phòng không Syria.

Đây chính là lý do khiến những hệ thống phòng không tối tân nhất triển khai trong khu vực này đều không thể khai hỏa, trong khi đó, những hệ thống khác chỉ có thể đánh chặn được rất ít tên lửa trong tổng số những quả đã được chiến đấu cơ Israel phóng đi.

 

Theo nguồn tin của Times of Israel, lực lượng Không quân của Tel Aviv đã dùng tiêm kích tàng hình F-35I được tích hợp hệ thống "tác chiến điện tử nhận thức".

Không quân Israel đang thử nghiệm công nghệ này theo từng bước. Bước đầu tiên là về các biện pháp hỗ trợ điện tử (ESM) để phát hiện các dạng sóng tín hiệu chưa từng xuất hiện.

Hệ thống tác chiến điện tử nhận thức sẽ nhận biết được các sóng năng lượng vô hình phát ra từ chuyển động của các điện tử, quang phổ điện tử lan truyền trong không gian.

Các hệ thống radar thông thường sử dụng dạng sóng cố định khiến chúng dễ dàng bị F-35 phát hiện, phân tích và đưa ra chiến thuật đối phó. Khi hoạt động, việc đối phó với những hệ thống phòng không mạnh như S-300 trở nên dễ dàng hơn nhiều cho F-35I.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm