Pháo Caesar, tàu Sigma... và những lần Việt Nam "lỡ hẹn" đáng tiếc với vũ khí phương Tây
Trong vòng một thập kỷ qua, vì nhiều lý do khác nhau mà Việt Nam đã "lỗi hẹn" rất đáng tiếc với nhiều vũ khí, khí tài hiện đại đến từ các nước phương Tây, điển hình như tiêm kích Mirage 2000, tàu hộ vệ Sigma 9814.
Tại sao cả Nga và Mỹ cùng "bỏ cuộc" chạy đua vũ khí hạt nhân chiến thuật? / Hezbollah có vũ khí chặn đứng F-35I?
Ngoài đối tác truyền thống Nga, Quân đội Việt Nam ngày từ những năm 1990 cho tới tận bây giờ cố gắng mở rộng nguồn hàng vũ khí phương Tây tối tân. Nhiều thương vụ đã được thực hiện thành công, nhưng cũng có không ít hợp đồng đổ vỡ dù đi tới giai đoạn cuối cùng.
Một trong những hợp đồng mua vũ khí giữa Việt Nam với các nước phương Tây đổ vỡ đáng tiếc nhất là thương vụ mua 24 chiếc tiêm kích Mirage 2000 của Cộng hòa Pháp. Vào đầu những năm 1990, nhằm hiện đại hóa không quân, Việt Nam đã có cuộc đàm phán với chính phủ Pháp và Dasault Aviation để mua 2 phi đội gồm 24 chiếc Mirage 2000.
Mọi việc lúc bấy giờ tiến triển hết sức tốt đẹp và hợp đồng dự kiến ký kết vào năm 1996. Rất tiếc, do áp lực từ chính phủ Mỹ (khi đó Mỹ vẫn đang áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam), phía Pháp và Dassault Aviation sau cùng đã từ chối ký hợp đồng cung cấp Mirage 2000 cho Việt Nam.
Mirage 2000 là tiêm kích đa năng một động cơ thế hệ 4 do Dassault Aviaton thiết kế sản xuất từ những năm 1970. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy SNECMA M53-5 cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bay 1.450km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 285 m/giây. Nó có hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.
Mirage 2000 được thiết kế với khẩu pháo 30mm trong thân (cơ số 125 viên/khẩu, tốc độ bắn 1.200-1.800 phát/phút). Trên cánh và thân có 9 giá treo mang tổng cộng 6,3 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, tên lửa đối đất và cả tên lửa chống tàu mặt nước.
Thương vụ mua vũ khí thứ 2 đổ vỡ gây tiếc nuối nhất diễn ra gần đây là việc Việt Nam đàm phán mua hai tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 của Tập đoàn Damen, Hà Lan. Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán về Sigma 9814 đã diễn ra suốt từ năm 2013-2014, và dự kiến ban đầu hợp đồng có thể ký với giá trị khoảng 700 triệu USD. Tuy nhiên, sau cùng thì thương vụ được cho là đã đổ vỡ vì một số lý do.
Tàu hộ vệ Sigma 9814 được Damen công bố công khai tại triển lãm hàng hải Vietship 2014 có chiều dài 99,91m, rộng 14,02m, mớn nước 3,75m, lượng giãn nước 2.150 tấn, thủy thủ đoàn 103 người. Còn tạp chí Jane's cho biết, công ty Thales Hà Lan sẽ đảm nhiệm cung cấp hệ thống cảm biến, điện tử cho tàu gồm: hệ thống quản lý chiến đấu TACTICOS; hệ thống radar trinh sát SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2.
Về hỏa lực, Sigma 9814 trang bị hầu hết các hệ thống vũ khí do Pháp và Italy sản xuất như pháo hạm OTO Melara 76mm, tên lửa chống hạm Exocet, tên lửa phòng không VL MICA. Cũng đã xuất hiện thông tin Việt Nam đặt mua số lượng đạn dược cho các hệ thống vũ khí này. Nhưng cùng với sự đổ vỡ của hợp đồng Sigma 9814 thì có lẽ số phận các hợp đồng dự định ký mua đạn dược chắc ai cũng rõ số phận.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2013, Việt Na
Mô tả video
Tên lửa hành trình chống hạm MM40 Block 3 nặng 780kg, dài ít hơn 6m, thân đạn được thiết kế tối ưu cơ động G cao, giảm tín hiệu radar và hồng ngoại. Biến thể này được nâng cấp động cơ giúp tăng tầm bắn lên tới 180km (so với thế hệ Block 2 đạt 70km), lắp đầu đạn nặng 165kg, dùng radar dẫn đường chủ động Super ADAC J-band.
Đi kèm với thương vụ Exocet, Việt Nam còn ký với Pháp mua 2 hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL-MICA kèm theo 40 quả đạn tên lửa cho 2 tàu hộ vệ Sigma 9814. Hệ thống tên lửa phòng không VL-MICA có khả năng đánh chặn, phá hủy các loại tên lửa hành trình diệt hạm, máy bay, trực thăng với độ chính xác cao, tốc độ phản ứng rất nhanh, kháng nhiễu tốt.
Tốc độ được cung cấp bởi động cơ nguyên liệu rắn giúp tên lửa MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa là 20km với tầm độ cao tối đa là 9km, tốc độ bắn giữa hai loạt cách nhau chỉ 2 giây. Tên lửa MICA được trang bị hệ thống đầu dò radar chủ động hoặc hồng ngoại.
Có lẽ Pháp là quốc gia tiếc nuối nhất trong các thương vụ quốc phòng với Việt Nam. Ngoài việc không thể cung cấp trang bị không quân, hải quân thì Pháp được cho là đã thất bại trong thương vụ bán pháo tự hành cho Lục quân Việt Nam. Giữa năm 2015, tờ TTU Online của Pháp đăng tải thông tin cho rằng, công ty quốc phòng Nexter Systems dự kiến sẽ ký một hợp đồng cung cấp 18 pháo tự hành Caesar 155mm cho Việt Nam.
Theo tiết lộ của Nexter, Việt Nam sẽ đặt hàng 18 hệ thống pháo tự hành Caesar đầu tiên với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này cho các đơn vị pháo binh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ từ xa. Caesar được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động cùng nòng pháo 155mm/L52, tốc độ bắn tối đa có thể đạt đến 6-8 viên/phút trong chế độ bắn liên tục hoặc 3 viên/15 giây ở chế độ bắn nhanh. Tầm bắn tối đa đạt 42km với đạn tăng tầm hoặc thấp hơn một chút với đạn thường.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, cũng như thương vụ Exocet hay là VL MICA, vẫn chưa có thông tin hay dấu hiệu nào cho thấy hai bên đã chính thức ký hợp đồng mua Caesar. Lý do có thể là do giá cao hoặc Việt Nam hết nhu cầu khi tự chế tạo được trong nước các tổ hợp pháo tự hành hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo