Pháo phản lực của Iran khiến hệ thống đánh chặn của Mỹ hoàn toàn "bỏ đi"
Dù được trang bị hệ thống đánh chặn mini cực tối tân nhưng căn cứ tại thành phố Kirkuk ở Iraq của Mỹ hải hứng chịu cuộc tấn công nặng nề.
Tổng thống Mỹ đe dọa tấn công Iran bằng vũ khí "hoàn toàn mới" / Nga gửi chiến hạm Nguyên soái Ustinov tới Syria để bảo vệ Iran?
Phía Mỹ cho rằng, cuộc tấn công do lực lượng Hezbollah được Iran hậu thuẫn phát động. Trong cuộc tấn công này có khoảng trên 30 quả đạn rocket từ một hệ thống pháo phản lực phóng loạt đã được bắn vào bên trong căn cứ quân sự.
Theo báo cáo đã có ít nhất 17 quả đạn rơi trúng vào mục tiêu và gây ra một số thiệt hại. Đến nay, thông tin về thương vong rất mâu thuẫn, khi phía Mỹ tuyên bố ít nhất 1 chuyên gia của họ và 1 binh sĩ Quân đội Iraq thiệt mạng, trong khi các nguồn tin của Iraq nói rằng có tới 7 người chết (trong đó có 3 người Mỹ) và gần 10 người bị thương.
Để thực hiện đợt tấn công, Hezbollah đã sử dụng hệ thống phóng loạt trang bị trên xe tải với những quả đạn của hệ thống Fadjr-1. Loại đạn này được sản xuất tại Iran. Dù không quá mới nhưng nó có thể mang được đạn nổ mảnh, đạn nổ xuyên phá và đạn nổ mạnh.
Cỡ nòng chính xác của khẩu pháo phản lực Fadjr-1 là 107mm và có cơ chế nạp đạn từ phía sau. Khẩu pháo này có khả năng hạ góc bắn xuống tối đa -3 độ và cao nhất là 57 độ.
Tuy nhiên do trọng lượng nhẹ và kích thước không quá cồng kềnh, có thể điều chỉnh góc bắn của Fadjr-1 dễ dàng bằng cách tận dụng gạch đá hoặc địa hình dốc. Trong cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ, Hezbollah đã điều chỉnh góc bắn bằng những khúc gỗ và gạch đá.
Sơ tốc đầu nòng của Fadjr-1 là 385 mét/giây - xạ thủ hoàn toàn có thể nhìn theo hướng bay của đạn để đoán được quỹ đạo bắn, căn chỉnh cho những loạt bắn tiếp theo.
Tầm bắn của Fadjr-1 cũng cực kỳ tốt, tối đa có thể lên tới trên 8 km tùy điều kiện khách quan như hướng bắn, hướng gió,... Như vậy, khi phát động tấn công vào căn cứ Mỹ, lực lượng Hezbollah đã tiến khá gần mục tiêu nhưng không bị phát hiện.
Điều bất ngờ hơn nữa là hiện tại những căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, Syria hay một số nước tại Trung Đông khác đều đang được trang bị hệ thống đánh chặn mini MHTK - vũ khí được thiết kế chuyên để đối phó với những mục tiêu kiểu đạn cối, đạn pháo phản lực. Tuy nhiên, trong vụ tấn công hôm 27/12, vũ khí này đã không có bất kỳ phản ứng nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo