Pháp dùng tiền của Nga mua vũ khí cho Ukraine
Khoảng cách kinh tế Mỹ và châu Âu đang dần thu hẹp? / Điều bất thường khi MiG-35 vẫn không thể đánh bại MiG-29
Pháp đã tuyên bố sẽ sử dụng một phần tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để chi phí cho việc mua vũ khí cho Ukraine. Động thái này diễn ra sau khi Kiev kêu gọi Paris đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí.
Các nước phương Tây đã đóng băng 300 tỷ USD tài sản của Nga để đáp trả hoạt động quân sự của Moskva tại Ukraine. Trong khi Kiev và một số nước ủng hộ ở châu Âu liên tục thúc giục tịch thu toàn bộ số tiền này, thì cho đến nay EU vẫn chưa tìm ra phương cách hợp pháp để thực hiện.
Tuy nhiên, hồi tháng 6, Ủy ban châu Âu đã nhất trí trích 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD) tiền thu được từ các tài sản của Nga để hỗ trợ cho Ukraine.
“Ủy ban châu Âu đã nhất trí với Tổng cục Vũ khí Pháp về việc sử dụng các khoản tiền này để nhanh chóng mua đạn dược, pháo và thiết bị phòng không cho Ukraine từ ngành công nghiệp Pháp, với trị giá 300 triệu euro [332 triệu đô la] vào năm 2024”, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết trong một tuyên bố ngày 6/9.
“Đây là cơ hội để tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp Pháp hỗ trợ Ukraine”, tuyên bố trên nêu rõ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã tiếp tục thúc giục Pháp, Anh và Mỹ đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí trong bối cảnh lực lượng Kiev không thể ngăn chặn được bước tiến đều đặn của quân đội Nga ở Donbass. “Cần phải đưa ra quyết định, cũng như chuyển giao hậu cần kịp thời các gói viện trợ đã công bố”, ông Zelensky nói.
Moskva đã tuyên bố rằng việc các nước phương Tây đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và tương đương với hành vi trộm cướp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết vào tháng 6 rằng “phản ứng tất yếu của Moskva sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến Brussels”.
Mặc dù cho đến nay, EU vẫn phản đối các yêu cầu từ Kiev và Washington về việc tịch thu hoàn toàn số tài sản trị giá 300 tỷ USD bị đóng băng của Nga, nhưng họ đã đồng ý dùng lợi nhuận từ các tài sản đó để chuyển cho Ukraine.
Theo quyết định hồi tháng 5 của Hội đồng châu Âu, 90% lợi nhuận từ các tài sản đóng băng sẽ được chuyển sang Quỹ Hòa bình châu Âu, cơ chế của khối để hoàn trả cho các quốc gia thành viên số tiền đã chi cho việc cung cấp vũ khí cho Kiev, sau đó chuyển sang Quỹ Hỗ trợ Ukraine mới thành lập.
Trong khi đó, 10% còn lại được chuyển vào ngân sách EU để hỗ trợ các chương trình cho Kiev và ngành công nghiệp quốc phòng của khối.
Nga đã nhiều lần chỉ trích sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine, cho rằng điều này chỉ khiến xung đột leo thang và kéo dài. Moskva cũng tuyên bố đáp trả việc phương Tây đóng băng và có ý định tịch thu tài sản của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hồi tháng 5 tuyên bố nước này sẽ có các biện pháp đáp trả tương xứng nếu các nước phương Tây sử dụng trái phép tài sản của Nga.
"Có vẻ như tài sản của các quốc gia khác, gồm cả dự trữ ngoại tệ và vàng của các ngân hàng trung ương, là điều cấm kỵ và không bị bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhắm tới. Nhưng hệ tư tưởng này giờ đây đã thay đổi vì không có nguyên tắc cơ bản, không có nền tảng pháp lý nào còn hiệu lực đối với các nước phương Tây", ông Siluanov nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Binh lính Ukraine chuẩn bị khai hỏa hệ thống pháo Caesar do Pháp sản xuất trên tiền tuyến ở Donbas. Ảnh: Anadolu / Getty Images