Pháp gửi tàu sân bay hạt nhân đến Síp
Khinh hạm Đô đốc Makarov "gây choáng" hệ thống phòng không Israel? / Nga tạo ra vũ khí xung điện từ mạnh nhất thế giới
Họ thuyết bị cho là hiếu chiến và gây tranh cãi với hầu hết các nước láng giềng của Ankara đã dẫn đến việc hình thành một liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Đông Địa Trung Hải.
Trong những năm gần đây, Hy Lạp, Síp, Ai Cập và Israel đã phát triển hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng. Do đó, không có gì ngăn cản các quốc gia này phát triển mối quan hệ quốc phòng bền chặt.
Đồng thời Paris trước những luận điệu không ngừng gây chiến và đe dọa của Ankara đối với Athens đã công khai đứng về phía người Hy Lạp, mặc dù NATO và EU đang cố gắng gây ảnh hưởng đến người Thổ bằng cách thuyết phục.
Thổ Nhĩ Kỳ từng từ chối ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và hiện đang cố gắng sáp nhập quyền khai thác tài nguyên năng lượng của Hy Lạp và Síp. Ankara đã thăm dò trái phép các mỏ dầu và khí đốt trên thềm lục địa Hy Lạp trong vài tháng, coi đó là của họ. Kết quả là khu vực đang trên bờ vực chiến tranh.
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Hải quân Pháp. Ảnh: Reporter.
Chính sách của Ankara tạo ra nhiều vấn đề cho NATO. Trên thực tế, một thành viên của Liên minh - Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa một thành viên khác - Hy Lạp. Bằng cách cử tàu sân bay Charles de Gaulle tới khu vực này, Paris đã thách thức Ankara và cố gắng thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho Athens và Nicosia.
Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn cho rằng khó có khả năng xảy ra chiến tranh diện rộng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp hay Pháp mà hai bên chủ yếu vẫn chỉ biểu dương lực lượng mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo