Quốc tế

Pháp lo sợ viễn cảnh cuộc chiến 14.000 đầu đạn hạt nhân

Pháp lo sợ rằng, thế giới có thể bị hủy diệt nếu không có cơ chế kiểm soát được 14.000 đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ.

Bí ẩn chưa biết về mỏ neo của tàu sân bay hạt nhân đầu tiên / Loại vũ khí mạnh sau bom hạt nhân được Mỹ triển khai bao quanh Nga

Bộ Ngoại giao Pháp hôm 08/10 cho biết, chính quyền Paris kêu gọi Nga và Hoa Kỳ gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) và đưa ra thỏa thuận sẽ thay thế nó. Việc hiệp ước này có được gia hạn hay không, trách nhiệm chính thuộc về hai cường quốc này.

"Hoa Kỳ và Nga sở hữu gần 95% kho dự trữ hạt nhân của thế giới, có trách nhiệm chính trong việc duy trì các công cụ kiểm soát hiện có đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường" - báo cáo của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, được ký năm 2010, vẫn là hiệp ước giới hạn vũ khí duy nhất hiện nay giữa Nga và Hoa Kỳ. Về vấn đề này, Pháp kêu gọi Nga và Hoa Kỳ gia hạn hiệp ước START-3 sau năm 2021 và thảo luận về một hiệp ước sẽ thay thế nó.

Về phần minh, Bộ Ngoại giao Pháp lưu ý rằng, chính quyền Paris vẫn trung thành với những biện pháp kiểm soát vũ khí nhằm đảm bảo sự ổn định chiến lược trên thế giới, tránh nguy cơ hủy diệt toàn cầu vì vũ khí hạt nhân.

START-3 được ký kết giữa hai vị cựu tổng thống Nga và Hoa Kỳ Dmitry Medvedev và Barack Obama vào năm 2010. Thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2 năm 2011 và hết hạn vào đầu năm 2021.

Tính đến nay, START-3 vẫn là Hiệp ước duy nhất tính đến thời điểm hiện tại mang tính giới hạn về vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Nga và Hoa Kỳ. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021 và cho đến nay, chính quyền Mỹ vẫn chưa công bố bất cứ tín hiệu nào cho thấy liệu Washington có ý định gia hạn Hiệp ước hay không.

Trước đây, сựu Сố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump là ông John Bolton nhận định, START-3 khó có thể được gia hạn vì hàng loạt những thiếu sót. Mặc dù như vậy, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng thảo luận vấn đề này với phía Hoa Kỳ.

Hồi cuối tháng 10 vừa qua, các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Mỹ cũng bày tỏ sự lo ngại về chiến lược vũ khí hạt nhân mà Tổng thống Donald Trump theo đuổi, đồng thời kêu gọi gia hạn Hiệp ước START-3 với Nga. Tuy nhiên, những yêu cầu của Mỹ đối với Nga bị cho là “quá đáng”.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược đang có nguy cơ không được gia hạn

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược đang có nguy cơ không được gia hạn

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố rằng, Moscow rõ ràng là đang mở rộng tiềm năng hạt nhân chiến lược. Do đó, trong trường hợp gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) thì tất cả các vũ khí mới của Nga sẽ phải được đưa vào thỏa thuận này. Tuy nhiên, Moscow đã từ chối yêu cầu này, mặc dù tuyên bố là sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Washington.

Hiện nay, các cơ quan có uy tín nhất về vũ khí hạt nhân đều thống nhất xác định rằng, Nga và Mỹ đang là những cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, số lượng đầu đạn hạt nhân của hai nước này chiếm tới hơn 93% tổng số đầu đạn hạt nhân thế giới, gấp hàng chục lần các nước đứng sau.

Trong một báo cáo hồi tháng 6/2016, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, trụ sở tại Thụy Điển) đã công bố rằng, trên thế giới hiện có 15.395 đầu đạn hạt nhân, đã giảm 455 đầu đạn so với năm 2015. Trong số đó, Nga sở hữu nhiều nhất với 7.290 đầu đạn, kế đến là Mỹ có 7.000 đầu đạn.

Một số quốc gia khác cũng sở hữu đầu đạn hạt nhân gồm Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel và có thể là cả Triều Tiên, nhưng với số lượng rất ít. Tổng số đầu đạn hạt nhân mà các nước này sở hữu chưa bằng một nửa sức mạnh hạt nhân của riêng Nga hoặc Mỹ.

 

Còn vào hồi tháng 3/2013, “Báo cáo công khai của các nhà khoa học nguyên tử” (Bulletin of the Atomic Scientists) của Mỹ đánh giá, toàn thế giới hiện nay sở hữu 17.3000 đầu đạn hạt nhân, trong đó Nga đứng đầu thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn.

Bản báo cáo cho biết, chỉ tính riêng 2 nước đứng đầu danh sách là Nga và Mỹ đã chiếm tới 90% tổng số đầu đạn hạt nhân. Nga dẫn đầu với 8.500 quả, còn Mỹ xếp thứ 2 với 7.700 đầu đạn, Pháp ở vị trí thứ 3 với khoảng 300 quả, Trung Quốc đứng kế tiếp với 250 quả còn Anh đứng hạng 5 với 225 đầu đạn.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm