Pháp trấn an Đức và các đồng minh châu Âu về phong trào 'Áo vàng'
Cận cảnh siêu tên lửa hành trình nguy hiểm bậc nhất của quân đội Nga / Người Kurd bắn hạ máy bay do thám của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Syria
Thủ đô Paris mù mịt khói trong cuộc biểu tình ngày Thứ Bảy của tuần thứ 8 liên tiếp (ngày 5/1).Ảnh: Getty |
Phát biểu tại cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức ở thành phố Cologne, Thủ tướng Edouard Philippe khẳng định, Chính phủ Pháp có quyết tâm mạnh mẽ tiếp tục các cải cách bởi “không làm gì” mới là rủi ro lớn nhất. Theo nhà lãnh đạo Pháp, bất chấp hệ lụy không mong muốn do phong trào biểu tình “Áo vàng” gây ra, song nước Pháp vẫn đang trên đà phát triển kinh tế, với các con số tăng trưởng đáng ghi nhận.
Phong trào của những người “Áo vàng” đã khiến Chính phủ Pháp phải tiêu tốn hơn 10 tỷ euro và phải chấp nhận rủi ro thâm hụt ngân sách năm 2019 có thể vượt quá mức trần quy định 3% của Liên minh châu Âu nhằm làm dịu tình hình. Hơn hết, những căng thẳng xã hội hiện nay tại Pháp cũng làm gia tăng lo ngại cả ở trong nước và nước ngoài về khả năng của Tổng thống Emmanuel Macron xử lý khủng hoảng và tiếp tục con đường cải cách.
Theo Thủ tướng Edouard Philippe, đây không phải là vấn đề của riêng nước Pháp: “Cùng với phong trào 'Áo vàng', tôi cũng thấy người ta nó nhiều tới sức mua. Tôi thấy cả đàn ông và phụ nữ đều nói rằng, họ không thể sống tốt với những thành quả từ sức lao động và từ triển vọng tương lại cho con cái mình bằng những thứ họ hiện có. Đây là thực tế của nước Pháp và không chỉ của nước Pháp, mà còn của Italy, của Mỹ hay Anh”.
Cải cách hưu trí, đàm phán về bảo hiểm thất nghiệp, cuộc tranh luận quốc gia lớn hậu biểu tình “Áo vàng”, các cuộc bầu cử châu Âu,... là một loạt những thách thức mà Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Edouard Philippe sẽ phải vượt qua trong năm 2019. Một nghị sĩ phe đa số tại Quốc hội Pháp mới đây thừa nhận, điều khiến ông lo lắng đó là làm thế nào để đất nước có thể trở lại bình thường. Theo ông, mọi thứ đều đang bùng nổ và như một quả bom nhỏ.
Dù “ngọn lửa” biểu tình của những người mặc “Áo vàng” không còn quá thiêu đốt ở nước Pháp, nhưng lại gia tăng nguy cơ phả hơi nóng, lan sang các quốc gia châu Âu khác. Bởi căn nguyên bùng phát các cuộc biểu tình có thể thấy trong lòng nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Đức.
Một quan chức cấp cao Chính phủ Đức tỏ ra hoài nghi về khả năng kiểm soát khủng hoảng của chính phủ Pháp khi cho rằng, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy khi còn nắm quyền ở Pháp từng nói rằng, ông ấy sẽ tiến hành những cải cách, song ông ấy đã nhanh chóng phải đầu hàng trước sự phản đối của công luận. Cựu Tổng thống Hollande cũng như vậy và hiện nay là đương kim Tổng thống Emmanuel Macron - người đã có cố gắng song lại gặp phải những khó khăn do sai lầm trong cách thức tiến hành.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong năm 2019 và cũng là đầu tiên của ông Edouard Philippe kể từ khi phong trào biểu tình Áo vàng bùng phát tại Pháp. Theo các nhà phân tích, ngoài mục đích trấn an Đức và các nước đối tác về phong trào biểu tình Áo vàng hiện nay, chuyến đi còn là nhằm khởi động chiến dịch chuẩn bị cho cuộc bầu cử châu Âu vào tháng 5 tới. Sự kiện được xem là phép thử bầu cử lớn đầu tiên tại Pháp sau 2 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Emmanuel Macron.
Theo Thủ tướng Edouard Philippe, đây không đơn giản chỉ là một cuộc bầu cử nhằm xác định nước Pháp và châu Âu sẽ thiên nhiều hơn về cánh hữu hay cánh tả, mà còn xác định tương lai của liên minh hơn 60 năm tuổi này:“Tôi không rõ liệu chúng ta đang nghiêng sang cánh hữu nhiều hơn hay cánh tả nhiều hơn. Tuy nhiên, cuộc bầu cử là cần thiết để xem liệu chúng ta có thể thiết lập được một thế đa số, một chiến lược, một liên minh để bảo vệ các giá trị từng tạo nên châu Âu ngày nay”./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này