Quốc tế

Phi công Mỹ kinh ngạc trước sự thông minh của AI

Phi công lái F-16 đã chia sẽ những tình huống trong trận không chiến giả định với trí tuệ nhân tạo (AI).

Su-57 không người lái chưa thể tham gia không chiến / Mỹ điều loạt phương tiện quân sự vào Đông Bắc Syria sau vụ va chạm với quân đội Nga

Tờ Daily Telegraph cho biết, AI đã đánh bại phi công F-16 trong 5 trận không chiến ảo, trong khuôn khổ cuộc đối đầu do Cơ quan Nghiên cứu dự án Quốc phòng tiềm năng (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức.

Cuộc thi có sự tham gia của 8 đội với nhiều chương trình trí tuệ nhân tạo khác nhau, được phát trên YouTube và đội Heron Systems đã giành chiến thắng.

Phi cong My kinh ngac truoc su thong minh cua AI
Tiêm kích F-16 Mỹ.

Trong trận chung kết, đỉnh điểm là cuộc đối đầu giữa Heron và một phi công người Mỹ tên là Banger, AI đã chiến thắng trong mọi vòng đấu, chiếc máy bay mà nó điều khiển đạt tốc độ 800 km/h và quá tải lên đến 9g.

Giám đốc chương trình DARPA Dan Jaworsek cho biết cuộc đấu này không có nghĩa là một chiến thắng rõ ràng cho các cỗ máy. "Phi công chúng ta không bao giờ tin tưởng bất kỳ loại mô phỏng và mô hình nào.

Tôi nghĩ rằng khi kết thúc chương trình này, chúng tôi đã có cơ hội để xem AI đã trưởng thành đến đâu", giám đốc cuẩ DARPA cho biết.

Trong khi đó, viên phi công F-16 trực tiếp tham gia "trận không chiến" cho biết, hệ thống AI tham gia trận chiến lần này rất hung hãn, phản ứng nhanh, năng nổ và đáng tin cậy nhất mà ông từng gặp từ trước tới nay.

AI không chỉ giỏi né đạn mà còn bắn hạ máy bay có người lái trong mọi lần giao chiến. "Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó.

 

Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", phi công Mỹ cho biết.

Bí quyết tạo nên kỹ năng chiến đấu siêu hạng của AI nằm ở hệ thống ra quyết định tối tân kết hợp các thuật toán logic. Hệ thống có thể chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn để tiến hành xử lý, bao gồm tấn công, khai hỏa, tránh né hoặc phòng thủ.

Những quyết định phức tạp được đưa ra với tốc độ cực nhanh nhờ cân nhắc phương án phù hợp nhất. Kết quả là phi công nhân tạo có thể tính toán chiến lược tốt nhất nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.

"Trở về nhà, tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể đây chỉ là trí thông minh nhân tạo, nhưng nó mang đến thách thức thực sự", phi công lái F-16 cho biết thêm.

Được biết ngoài hệ thống AI do Heron Systems phát triển, hiện một số nhà thầu khác của Mỹ cũng đang phát triển AI để tham gia cuộc đuađượcchọn ứng dụng trong Quân đội Mỹ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm