Phi đội tuần tra săn ngầm của Ấn Độ mạnh đến mức nào?
Hải quân Ấn Độ sở hữu phi đội máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm cực mạnh với nòng cốt là P-8I Neptune nhập khẩu từ Mỹ, cùng một số phi cơ săn ngầm của Nga.
Thán phục: Nga biến “sát thủ săn ngầm” thành oanh tạc cơ tầm xa / Nga "lột xác" tàu khu trục săn ngầm Udaloy thành chiến hạm đa năng cực kỳ lợi hại
Trước đó, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 8 chiếc máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-8 Poseidon của Mỹ. Phiên bản sản xuất cho Ấn Độ được gọi là P-8I Neptune. Hợp đồng trị giá 2,1 tỷ USD được ký kết vào năm 2009, giao hàng bắt đầu vào năm 2012 và hoàn thành vào năm 2015. Ảnh: Boeing.
Theo Naval Technology, P-8I được thiết kế dựa trên mẫu máy bay vận tải hành khách Boeing 737-800. Phần thân trước phía dưới được thiết kế lại với khoang vũ khí bên trong. Cánh chính được gia cố và bổ sung thêm các giá treo vũ khí không đối đất. Ảnh: USNI News.
P-8I dài 39,4 m, sải cánh 37,6 m, cao 12,8 m, trọng lượng cất cánh tối đa 85 tấn. Máy bay được vận hành bởi phi hành đoàn 9 người. Phi công được trang bị các màn hình hiển thị tích hợp, hệ thống nhận dạng bạn thù và hệ thống quản lý chuyến bay. Ảnh: India Today.
Sức mạnh tuần tra, giám sát hàng hải và chống ngầm của Boeing dựa trên hệ thống cảm biến tối tân gồm, radar đa chức năng APS-143C (V) 3, radar giám sát AN/APY-10 do tập đoàn Raytheon phát triển, cảm biến phát hiện dị thường từ trường Trái Đất CAE AN / ASQ-508A, cùng hệ thống liên lạc vệ tinh do Ấn Độ sản xuất. Ảnh: Boeing.
Theo Global Security, radar AN/APY-10 có thể phát hiện kính tiềm vọng tàu ngầm ở cự ly 59 km, phát hiện tàu chiến ở cự ly 370 km. Radar cung cấp khả năng giám sát mặt biển với độ chính xác cao. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Máy bay săn ngầm P-8I mang theo kho vũ khí chống ngầm đáng sợ với ngư lôi Mark 54, mìn sâu, bom rơi tự do. Ngoài ra, P-8I còn có khả năng diệt hạm mạnh mẽ với tên lửa chống hạm AGM-84L Harpoon, block II tầm bắn 124 km, mang theo đầu đạn nặng 226 kg. Ảnh: USNI News.
P-8I còn được trang bị hệ thống mồi bẫy nhiệt để đối phó với tên lửa dẫn đường hồng ngoại, hệ thống tác chiến điện tử để đối phó tên lửa dẫn đường bằng radar. Ảnh: Boeing.
P-8I được trang bị 2 động cơ phản lực CFM56-7, công suất 121 kN/động cơ do CFM International sản xuất. Tốc độ tối đa 907 km/h, tốc độ hành trình 815 km/h, phạm vi hoạt động 2.200 km với nhiên liệu nội bộ, trần bay 12,4 km. Ảnh: Boeing.
Trước khi P-8I gia nhập Hải quân Ấn Độ, năng lực tuần tra hàng hải và chống ngầm của nước này dựa trên 5 chiếc IL-38SD do Nga sản xuất. IL-38 được trang bị hệ thống cảm biến và vũ khí mạnh mẽ, nhưng không mang được tên lửa chống hạm ngoài cánh như P-8. Ảnh: Airliners.
Hải quân Ấn Độ sẽ duy trì sử dụng IL-38SD đến năm 2022 hoặc 2023 trước khi được thay thế hoàn toàn bằng P-8I. IL-38SD là mẫu máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm mạnh mẽ, nhưng không hiện đại và mạnh mẽ bằng P-8I của Mỹ. Ảnh: Airliners.
Theo Trung Hiếu/Zing News
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Sputnik dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết sẽ chi 3 tỷ USD để mua thêm 10 máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-8 Poseidon do tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất. Hợp đồng này sẽ giúp nâng số máy bay P-8 trong biên chế hải quân Ấn Độ lên 18 chiếc, đưa họ trở thành quốc gia có số lượng P-8 hùng hậu nhất châu Á. Ảnh: Ukdefencejournal.