Phiên bản mới oanh tạc cơ H-6 số một Trung Quốc có đáng sợ?
So với H-6K, máy bay ném bom H-6N xem ra là nguy hiểm nhất trong lực lượng ném bom chiến lược Trung Quốc khi có thể tiếp liệu trên không, bay xa vươn tới lục địa bên kia đại dương.
'Soi' 10 máy bay chiến đấu kinh điển của không quân trên thế giới / Israel không kích Syria, chặn máy bay không người lái “sát thủ” của Iran
So với H-6K, H-6N được cải tiến thêm khả năng tấn công vượt đại châu với việc việc tiếp nhiên liệu trên không cho phép nó vươn tới các mảnh đất xa xôi bên kia bán cầu, hoặc chí ít là tiến gần nhất có thể để phóng tên lửa hành trình. Hoặc nó có cho phép máy bay vươn tới khu vực biển xa xôi triển khai tên lửa chống hạm hạng nặng. Ảnh: Sina
Cũng theo Sina, các bức ảnh cho thấy máy bay H-6N xuất hiện với hai loại tên lửa hành trình K/AKD63B và K/AKD20. Trong ảnh là tên lửa hành trình phóng từ trên không K/AKD63 mang đầu đạn 500kg, sử dụng đầu tự dẫn truyền hình TV pha cuối, tầm bắn từ 20-180km, tốc độ bay 900km/h. Ảnh: CCTV7
Trong ảnh là tên lửa hành trình đối đất K/AKD-20 có tầm bắn ước tính 1.500km, dẫn đường INS - radar so sánh biên dạng địa hình và hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu. Ảnh: Sina
Xem ra tiềm năng hiện đại hóa của dòng máy bay ném bom H-6 già nua của Không quân Trung Quốc vẫn chưa hết. Thực tế, Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục nâng cấp sâu H-6 khi mà nước này không mua được thêm các máy bay ném bom mới từ Nga như Tu-22M3 hay Tu-160 để học hỏi kinh nghiệm và sao chép lại như cách họ làm với Tu-16. Ảnh: Sina
H-6 được Tổng công ty máy bay Tây An sản xuất ban đầu theo giấy phép từ Liên Xô loại máy bay ném bom hạng trung Tu-16. Sau đó, Trung Quốc ngang nhiên vi phạm giấy phép liên tục nội địa hóa và cải tiến theo hướng của mình. Ước tước, Trung Quốc sản xuất 162-180 máy bay ném bom H-6 từ năm 1969 tới nay. Ảnh: Sina
Vì được chế tạo theo công nghệ những năm 1950, cho nên tới đầu thế kỷ 21, H-6 bị coi là máy bay ném bom lỗi thời so với các máy bay ném bom của Mỹ và Nga. Dù vậy, bằng nhiều cách khác nhau, Trung Quốc vẫn nỗ lực nâng cấp chúng nhưng không cải thiện được nhiều về hiệu suất bay khi họ vẫn phải dùng động cơ D-30KP2. Ảnh: Wikipedia
Phải đến đầu những năm 2000, với việc Nga chấp thuận hỗ trợ cung cấp động cơ D-30KP2, Trung Quốc phát triển thành công phiên bản H-6K được xếp vào loại hiện đại nhất dòng máy bay ném bom H-6, khiến thế giới chú ý. Ảnh: Planespotter
Việc thay mới động cơ cho phép H-6K tăng bán kính chiến đấu lên 3.500km, tăng tải trọng vũ khí máy bay. Các đời H-6G hay H-6M chỉ giới hạn mang 2 tên lửa hành trình thì H-6K mang tới 6 tên lửa hành trình chống tàu YJ-12 hoặc tên lửa đối đất KD20. Một trung đoàn 18 H-6K có thể mang tối đa 100 tên lửa siêu âm YJ-12 cho nhiệm vụ chống hạm. Ảnh: Airliners.net
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Mạng Sina mới đây công bố những hình ảnh hiếm hoi về phiên bản mới nhất dòng máy bay ném bom H-6 của Không quân chiến lược Trung Quốc. Nó được xác định là mẫu H-6N – có lẽ là một cải tiến sâu hơn trên cơ sở phiên bản hiện đại H-6K. Ảnh: Sina