Quốc tế

Phòng không Nga khiến tiêm kích tàng hình Mỹ gặp nguy

Quân đội Nga chuẩn bị tiếp nhận hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không tối tân, điều này đã khiến giới chức quân sự Mỹ cực kỳ lo lắng.

Nga cung cấp thêm tiêm kích cho Không quân Syria / Nga tìm ra phương pháp chế tạo vỏ giáp mới cho xe tăng

Lực lượng phòng không Nga đang lên lịch trình đưa vào trang bị hệ thống tầm xa S-500 Prometheus thế hệ mới và tiến hành thay thế quy mô lớn S-300PS bằng S-350 Vityaz. Điều này khiến chuyên gia Dave Majumdar - biên tập viên tạp chí National Interest nhận xét rằng tên lửa đánh chặn mới nhất của Nga có thể gây ra nguy hiểm cực lớn đối với tiêm kích tàng hình Mỹ.

Tác giả phân tích, S-500 Prometheus sẽ chiếm vị trí cao nhất trong mạng lưới phòng không hợp nhất của Nga, nó có thể bắn hạ các mục tiêu ở độ cao khoảng 200 km ở khoảng cách 600 km. Trung đoàn S-500 đầu tiên sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Moskva cũng như miền Trung nước Nga.

Dựa trên thông tin đã được công bố, S-500 có khả năng phát hiện và tiêu diệt đồng thời 10 đầu đạn tên lửa siêu thanh bay với tốc độ lên tới 7 km/s, thông qua các tên lửa đánh chặn lắp đầu dò radar chủ động.

"S-500 có tính cơ động, hệ thống này được trang bị mạng lưới radar cung cấp khả năng phát hiện cũng như bám bắt mục tiêu từ cự ly lớn. Tiêu biểu là radar điều khiển hỏa lực 91N6A (M), radar cảnh giới 96L6-TsP đã được sửa đổi, cũng như các radar chống tên lửa đa chế độ 76T6 và 77T6", chuyên gia Majumdar viết.

Phong khong Nga khien tiem kich tang hinh My gap nguy
Tổ hợp tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Nga sẽ đảm nhận vai trò thay thế S-300PS lạc hậu.

Trong khi chờ đợi S-500 hoàn thiện, Quân đội Nga đã bắt đầu nhận được hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cơ động tầm trung - xa S-350 Vityaz để thay thế cho các tổ hợp S-300PS cũ. Vũ khí mới sẽ bổ sung cho Buk-M3, S-300VM4, S-400 và S-500.

Hệ thống Vityaz sử dụng tên lửa 9M96, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120 km và độ cao 30 km, nó có thể bắn hạ tới 16 mục tiêu cùng lúc. Thành phần mỗi tổ hợp S-350 bao gồm 2 xe điều khiển, 2 xe radar cảnh giới kiêm chiếu xạ và 8 bệ phóng.

Người Nga dự định đưa tất cả các hệ thống phòng không mới vào một mạng lưới tích hợp duy nhất, từ đó tạo ra "bức màn sắt" không thể xuyên thủng. Mặc dù thực tế là tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng Moskva vẫn có thể tạo ra nhiều vũ khí rất hiện đại có năng lực tác chiến vượt trội.

"Một số ví dụ về các hệ thống phòng không mới này đó là chúng tinh vi đến mức nhiều tướng lĩnh Mỹ lo ngại rằng ngay cả máy bay tàng hình như F-22, F-35 và B-2 cũng sẽ gặp nguy hiểm cực lớn khi đối mặt chúng", chuyên gia Dave Majumdar tóm tắt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm