Quốc tế

Phương Tây giải thích việc Trung Quốc mua Su-35 khi đã có J-20

Xin giới thiệu bài tổng hợp quan điểm của các chuyên gia Phương Tây trên tờ báo Mỹ Military Watch của Ban biên tập báo “Voennye Materialy” Nga với tiêu đề trên.

'Su-35 bị Gripen tấn công trước khi kịp phát hiện đối phương'? / Trung Quốc chưa thể thực sự là siêu cường khi vẫn phải mua Su-35

Tờ báo chuyên ngành quân sự Mỹ Military Watch đặt câu hỏi: tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục mua máy bay tiêm kích thế hệ bốn Su-35 của Nga trong khi nước này đã có trong trang bị máy bay tiêm kích thế hệ năm tự sản xuất J-20.


Trung Quốc vẫn mua Su- 35 khi đã có J-20
Theo Military Watch thì (Không quân) Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có trong biên chế nhiều máy bay tiêm kích hạng nặng nhất thế giới.

Thành phần chủ chốt trong lực lượng máy bay tiêm kích hạng nặng PLA là các bản sao máy bay Su-27 Liên Xô,- số lượng máy bay Su-27 và các máy bay phát triển từ Su-27 (như Su-30, Su-35, J-11B, J-15 và J-16) của Bắc Kinh còn nhiều hơn các máy bay cùng lớp của chính nước Nga.

Vào năm 2017, trong trang bị của PLA xuất hiện “Chengdu” J-20 (“Thành Đô” J20)- kiểu máy bay tiêm kích hạng nặng đầu tiên Trung Quốc tự sản xuất có chức năng chiếm ưu thế trên không và cũng được phát triển cũng từ mẫu Su-27 Nga.

Đồng thời, J-20 cũng là máy bay tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc và là máy bay chiến đấu thế hệ năm đầu tiên có trong trang bị của một nước khác ngoài Mỹ.

Đối với Mỹ thì sau khi đã có F-22 và F-35, Bộ Quốc phòng nước này đã không còn đặt mua các máy bay tiêm kích thế hệ bốn nữa. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì cách tiếp cận của nước này lại hoàn toàn khác.

Căn cứ vào những gì Trung Quốc đã và đang làm, nước này không có ý định loại bỏ các máy bay các thế hệ trước, và đây chính là lý do khiến nhiều chuyên gia rút ra kết luận rằng chính Bắc Kinh cũng không tin vào tương lai của J-20.

 

Còn các máy bay tiêm kích thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga- chúng có một số lợi thế so với cả F-22 Mỹ và J-20 của Trung Quốc.

Ví dụ, Su-35 vượt trội hơn hẳn (F-22 và J-20) về tải trọng tác chiến, khả năng siêu cơ động nhờ các đặc điểm ưu việt của động cơ, cũng như có hệ thống tác chiến điện tử hoàn thiện. J-20 và F-22 thua Su-35 Nga về các khả năng trên.

Mặc dù Su-35 có một loạt ưu thế so với J-20, nhưng như vậy vẫn chưa đủ làm cho nó trở thành máy bay tiêm kích tốt nhất nếu xét theo một số tiêu chí khác.

Cụ thể, J-20 có lợi thế hơn trong các trận không chiến tầm xa, trước hết là nhờ khả năng tàng hình của nó. Nhưng dù vậy, PLA vẫn có đầy đủ lý do chính đáng để tiếp tục mua máy bay trên Nga.

Lý do: Su-35 dễ điều khiển hơn và có giá rẻ hơn, và quan trọng hơn nữa, người Trung Quốc có được công nghệ để ứng dụng cho các chương trình phòng thủ của riêng mình, trước hết là các chương trình J-10C và J-11D.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm