Phương Tây từng vất vả săn lùng tên lửa Scud của Iraq như thế nào?
Chuyên gia Pháp nói về sai lầm của phương Tây khi trừng phạt Nga / Chi phí cho vũ khí hạt nhân trên thế giới lên tới 82,9 tỷ USD, Mỹ chi nhiều nhất
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud mặc dù không có độ chính xác cao, nhưng lại sở hữu tốc độ bay rất lớn và đầu đạn mạnh, do vậy nó có khả năng gây sát thương khủng khiếp nếu được sử dụng trên diện rộng.
Khi các nước phương Tây lên kế hoạch cho một chiến dịch chống lại Iraq vào năm 1991, họ dự đoán đối phương có thể nắm trong tay 400 - 800 tên lửa đạn đạo các loại, cả 8K14 của Liên Xô đến R-17 Elbrus và các sản phẩm phái sinh của chúng, được gọi chung là Scud.
Tình hình trở nên đặc biệt nguy hiểm khi Iraq phóng tên lửa Scud vào Israel, cố gắng kích động các cuộc tấn công trả đũa nhằm phá vỡ liên minh chống lại Tổng thống Saddam Hussein, trong đó các nước Ả Rập đóng một vai trò quan trọng.
Tất cả điều này xác định tình huống tác chiến đặc biệt, trong đó tên lửa của Iraq và cơ sở hạ tầng liên quan trở thành mục tiêu ưu tiên đối với không quân đồng minh.
Mỹ và các thành viên khác của liên minh nhanh chóng giành được ưu thế trên không, và điều này giúp họ nhanh chóng phá hủy tất cả các kho lưu trữ và một số cơ sở bảo dưỡng đối với tên lửa Scud.
Mặc dù vậy máy bay khó nhận biết các bệ phóng di động có số lượng từ 20 đến 36 đơn vị (theo nhiều dữ liệu khác nhau) từ trên không, vì vậy bắt buộc phải tiêu diệt chúng bằng cách sử dụng các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt.
Phương pháp tác chiến khá đơn giản, lính đặc nhiệm xâm nhập, tìm kiếm các bệ phóng và tự tay phá hủy chúng, hoặc chỉ điểm mục tiêu cho máy bay chiến đấu tới làm nốt công việc.
Địa lý và khí hậu đã tạo ra một loạt vấn đề đáng kể. Địa hình cho phép giấu các bệ phóng di động trong "các nếp gấp". Quân đội Iraq đã cố gắng di chuyển các bệ phóng tên lửa chủ yếu vào ban đêm, khi nhiệt độ trên sa mạc giảm xuống.
Hai yếu tố này đã khiến các lực lượng đặc biệt phương Tây bối rối, và trong phần lớn trường hợp, họ tấn công nhầm vào mục tiêu giả thay vì những bệ phóng đích thực.
Tất nhiên cũng có trường hợp binh sĩ Iraq mắc sai lầm khiến nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa Scud trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với quân đồng minh.
Quân đội Iraq đã thực hiện gần 100 vụ phóng tên lửa trong toàn bộ chiến dịch, họ sai lầm lớn khi lặp lại các tuyến đường di chuyển và vị trí khai hỏa, giúp cho tình báo đối phương dễ dàng "bắt bài".
Nhưng ngay cả khi các tổ hợp Scud của Iraq tưởng như đã "nằm trong lòng bàn tay", thì nhiệm vụ phá hủy bệ phóng tên lửa đối lúc cũng thất bại. Bởi vì chỉ 10 phút là đủ để xe mang phóng tự hành thoát ly và tránh một cuộc tấn công từ quân đồng minh.
Với tất cả những điều được mô tả ở trên, các nhà phân tích phương Tây đánh giá kinh nghiệm săn lùng tên lửa Scud của Iraq theo hai quan điểm khác nhau.
Một mặt, ngay cả một cuộc săn lùng không thành công đối với những tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật này cũng cho phép giảm mức độ đe dọa đối với Israel đi rất nhiều.
Mặt khác, những nỗ lực dành cho những nhiệm vụ như vậy hoàn toàn có thể được hướng tới một thứ gì đó ưu tiên hơn, cụ thể là đẩy nhanh việc đánh bật Quân đội Iraq ra khỏi Kuwait.
End of content
Không có tin nào tiếp theo