Phương thức đặc biệt có thể giúp Mỹ đánh bại tên lửa Iran nếu chiến tranh
Tại sao Trung Quốc chỉ mua đúng 6 hệ thống tên lửa S-400? / Bavar 373 đã đánh chặn tên lửa của Israel?
Trên thực tế, đây không phải là một tiến trình mới mẻ, mà đã bắt nguồn từ thời cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran. Tuy nhiên, những sự vụ tương tự giờ đã trở nên nguy hiểm hơn nhiều.
Bằng chứng là cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh cáo qua Twitter rằng: "Tôi đã chỉ thị cho Hải quân Mỹ bắn bỏ và phá hủy bất cứ và tất cả các xuồng vũ trang Iran nếu chúng quấy rối tàu chiến của chúng ta (Mỹ) trên biển".
Lời cảnh báo trên một lần nữa được các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc lặp lại, đồng thời nhấn mạnh rằng tuyên bố của ông Trump trên Twitter là một mệnh lệnh hợp pháp. "Tổng thống đã phát đi một lời cảnh báo quan trọng đến Iran"- Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ David Norquist nói với các phóng viên.
Theo nhà phân tích Peter Suciu trên tạp chí National Interest, mặc dù cách thức phản ứng này (trước hành vi quấy rối của Iran) vẫn là một vấn đề gây tranh cãi nhưng điều quan trọng là Mỹ cần có hệ thống cảnh báo sớm đáng tin cậy và chính xác, có thể phát hiện và theo dõi các xuồng vũ trang của Iran trước khi chúng trở thành mối đe dọa cận kề.
Một vấn đề khác khiến Hải quân Mỹ lo ngại là Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) có thể phát động tấn công bằng tên lửa. Do đó, thông qua sự kiện trên, họ một lần nữa xác nhận được rằng mình cần phải chuẩn bị sẵn sàng để tấn công hoặc phản công nếu bị khiêu khích.
Việc phát hiện kẻ địch trước khi chúng tấn công tàu chiến Mỹ có thể thực hiện được bằng cách triển khai máy bay trinh sát không người lái (UAV) hoặc các hệ thống cảnh báo sớm khác trên không. Tuy nhiên, công nghệ mạng lưới thông tin hiện nay có thể giúp tạo ra một hệ thống chia sẻ thông tin từ nhiều phương tiện hải quân khác nhau.
Mô phỏng mạng lưới liên kết dữ liệu của hệ thống NIFC-CA. Ảnh: blogspot.com
Tờ Fox News cho biết, các tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã triển khai hệ thống phòng không-kiểm soát hỏa lực tích hợp (NIFC-CA), đây là một hệ thống vũ khí liên kết nhằm tận dụng tối đa các cảm biến đường không.
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm Northrop Grumman E-2 Hawkeye, hoặc thậm chí các máy bay loại khác, sẽ tìm kiếm và xác định các mối đe dọa từ ngoài đường chân trời.
Kết hợp với công nghệ radar và liên lạc, những thông tin và dữ liệu về mục tiêu có thể được gửi tới các chỉ huy trên tàu để họ quyết định phương thức đáp trả thích hợp, như bắn tên lửa đánh chặn SM-6 từ khoảng cách an toàn để ngăn chặn mối đe dọa.
Hệ thống này không chỉ cho phép tiếp nhận và xử lý dữ liệu cảm biến từ máy bay không người lái, mà còn từ trực thăng, máy bay trinh sát, các tàu chiến và tàu ngầm khác. Tuy nhiên, số lượng dữ liệu thô khổng lồ cũng đặt ra những thách thức mới ở khâu phân tích.
"Đây là vấn đề ‘Dữ liệu lớn’ (Big data) và vấn đề này sẽ trở nên lớn hơn mỗi ngày"- Phó giáo sư Jim Purtilo về khoa học máy tính tại Đại học Maryland cho hay.
"Chuỗi tiêu diệt trong không gian tác chiến hiện đại rất ngắn. Khoảng thời gian dồn nén từ lúc đối phương ra quyết định tấn công cho tới khi vũ khí của họ phát huy tác dụng sẽ đặt ra đòi hỏi khắt khe hơn cho tiến trình đưa ra quyết định của phía phòng thủ.
Liệu chỉ huy có nhận ra mối đe dọa đủ nhanh để tránh hoặc ngặn chặn bằng hành động trực tiếp hay không? Câu hỏi đã để ngỏ từ lâu đó ngày càng khó để trả lời, nhất là trong thời đại khi vũ khí được triển khai với tốc độ ánh sáng (công nghệ laser) hoặc siêu vượt âm" – ông Purtilo nêu quan điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?