Quốc tế

Phương tiện tác chiến điện tử tốt nhất: Nga vượt Mỹ từ lâu

Xin giới thiệu bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Ilia Polonski giới thiệu tổng quan một số phương tiện tác chiến điện tử (TCĐT) Nga, Mỹ, Trung Quốc.

Những vũ khí chủ lực giúp Liên Xô đánh bại phát xít Đức / Lộ hình ảnh tuyệt mật Nga thử nghiệm ngư lôi hạt nhân ngày tận thế

Bài đăng trên “Bình luận quân sự “(Nga) ngày 3/2/2020.

Ảnh minh họa.

Thật khó để hình dung các hoạt động tác chiến hiện đại mà lại không có các phương tiện tác chiến điện tử tham gia.

Đến thời điểm hiện tại , Nga vẫn tự tin giữ vị trí số một trong danh sách các quốc gia có các phương tiện TCĐT tốt nhất thế giới. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận vị thế hàng đầu trong lĩnh vực TCĐT của Nga.

"Krasukha"

Hiện nay, các phương tiện TCĐT đang có trong trang bị của tất cả các quân binh chủng thuộc Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) LB Nga. Năm 2012, các đơn vị Quân đội Nga tiếp nhận và đưa vào khai thác các tổ hợp TCĐT “Krasukha-2”, và không lâu sau đó, các tổ hợp “Krasukha-4”.

 

Những khả năng của các tổ hợp này cho phép đối phó rất hiệu quả với tất cả các hệ thống radar hiện đại và các kênh sóng vô tuyến điều khiển máy bay không người lái (UAV) của đối phương.

Chưa hết, bán kính hoạt động của các trạm (“Krasukha”) cực kỳ ấn tượng: cụ thể, “Krasukha-4” phủ một khu vực lãnh thổ bán kính tới 300 km.

Việc Nga sử dụng tổ hợp “Krasukha-4” tại Syria để bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim của mình đã khiến vị tướng Mỹ đã nghỉ hưu Don Bacon, người vốn được coi là một trong những chuyên gia tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, cũng buộc phải thừa nhận là người Mỹ bị tụt hậu so với người Nga trong lĩnh vực TCĐT.

Theo Tướng Don Bacon thì các tổ hợp TCĐT mới nhất (của Nga) đã không cho CLLVT Mỹ cơ hội sử dụng các hệ thống của mình chống lại lực lượng phòng không Nga.

Sự hiện diện của các tổ hợp TCĐT Nga như "Krasukha-4" đã buộc giới lãnh đạo Mỹ phải đẩy nhanh tiến trình thông qua quyết định thiết kế các UAV mới nhất để đối phó.

 

Mỹ hiện đã chi tới 6 tỷ đô la cho nhiệm vụ này nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể tìm ra cách đối phó hiệu quả với các phương tiện TCĐT của Nga.

Phuong tientac chiendien tutot nhat:Ngavuot My tu lau

Một chuyên gia vũ khí hàng đầu khác cũng của Mỹ là Alan Schaffer cũng phải thừa nhận ưu thế vượt trội của các phương tiện TCĐT Nga.

Ông này cho rằng bí mật tạo nên tính hiệu quả của chiến tranh điện tử Nga là, không giống như Mỹ và NATO, ngành công nghiệp quốc phòng Nga chưa bao giờ ngừng thiết kế các phương tiện TCĐT mới.

Và Nga từ lâu đã vượt Mỹ trong lĩnh vực thiết kế - chế tạo các hệ thống TCĐT.

 

“Divnomorye” và “Samarkand”

Năm 2018, Quân đội Nga bắt đầu đưa vào trực chiến tổ hợp TCĐT mới nhất “Divnomorye”.

Tổ hợp TCĐT này do Viện Nghiên cứu khoa học toàn Nga mang tên “Gradient” tại thành phố Rostov trên Sông Đông thiết kế, và cũng như “Krasukha”, tổ hợp này (“Divnomorye”) có cự ly (bán kính) hoạt động vài trăm km và bảo vệ các sở chỉ huy và các mục tiêu quân sự bằng "chiếc ô che" (phủ sóng) của mình.

Hơn nữa, thời gian để triển khai “Divnomorye”- chỉ cần vài phút. Theo ý tưởng của các nhà thiết kế, “Divnomorye” sẽ thay thế các tổ hợp TCĐT “Krasukha”, “Krasukha-2” và “Krasukha-4” tại các đơn vị Quân đội Nga.

Phuong tientac chiendien tutot nhat:Ngavuot My tu lau

Về “Samarkand”- gần như không có thông tin nào về tổ hợp TCĐT mới nhất ngoài thông tin nó đã được triển khai trên hướng chiến lược Phía Tây và tại các căn cứ của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga.

 

Murmansk-BN

Năm 2014, CLLVT Nga đã tiếp nhất một tổ hợp TCĐT rất hiện đại khác – tổ hợp “Murmansk-BN”.

Tổ hợp này được sử dụng để tiến hành trinh sát vô tuyến, chặn và chế áp các tín hiệu của đối phương ở cự ly tới 500 km và đã được đưa vào trang bị cho các đơn vị bảo vệ bờ của Hải quân Nga.

Năm 2014, tổ hợp được đưa vào trang bị cho Hạm đội Biển Bắc, năm 2017 – Hạm đội Biển Đen và vào cuối năm 2018- cho Hạm đội Baltic.

Phuong tientac chiendien tutot nhat:Ngavuot My tu lau

Cả hệ thống này được lắp đặt gắn trên 7 xe ô tô KamAZ, được triển khai trong 72 giờ và lắp trên 4 giá đỡ đặc biệt có thể điều chỉnh thay đổi độ cao lên tới 32 mét.

 

Các phương tiện TCĐT Mỹ

Sự tụt hậu rất đáng kể so với Nga về công nghệ và phương tiện TCĐT đã được chính các chuyên gia Mỹ thừa nhận như vừa nói ở trên.

Nguyên do- vì Mỹ đã không có những thiết kế phương tiện TCĐT mới trong những năm 1990 – những năm 2000. Vì vậy, Quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng các hệ thống gây nhiễu tín hiệu AN / ULQ-19 (V).

Những hệ thống này được thiết kế trong những năm 1980 và hiện vẫn đang trực chiến tại một số đơn vị thuộc Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ.

Trong biên chế của Lục quân Mỹ không có các hệ thống TCĐT mặt đất lớn, sự quan tâm chủ yếu của giới lãnh đạo quân sự Mỹ được dành cho việc phát triển các hệ thống TCĐT đường không, đặc biệt là các hệ thống EA-18 Growler hoặc Compass Call EC-130H của Không quân Mỹ.

 

Nhiều chuyên gia cho rằng máy bay mới F-35 của Mỹ có thể không chỉ thực hiện chức năng máy bay tiêm kích, mà còn cả chức năng của một máy bay TCĐT.

Trung Quốc đuổi kịp và vượt Mỹ?

Có cực kỳ ít thông tin về các hệ thống TCĐT đang có trong trang bị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Nhưng chắc chắn một điều là giới lãnh đạo PLA xác định TCĐT là một trong những hướng quan trọng nhất, nhiều triển vọng nhất, - giành ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển các công nghệ và phương tiện TCĐT, đồng thời tích cực “học tập” kinh nghiệm của Nga.

Cách đây không lâu, Trung Quốc đã cho sáp nhập Bộ đội TCĐT, Bộ đội Vũ trụ và Bộ đội chiến tranh mạng và đặt tên cho lực lượng (quân chủng) mới này là Lực lượng hỗ trợ chiến lược.

 

Báo chí Trung Quốc đánh giá rất cao sức mạnh của các phương tiện TCĐT Nga, và cũng như người Mỹ, Trung Quốc thừa nhận Nga chiếm vị trí số một trong số các quốc gia sở hữu các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm