Quân đội Nga hiện đại hóa các hệ thống phun lửa hạng nặng
Nhật Bản sẽ lần đầu tiên diễn tập đổ bộ chiếm đảo với Mỹ và Pháp / Sự thật ‘ngỡ ngàng’ về hiệu suất hoạt động của máy bay chiến đấu Mỹ
Các hệ thống phun lửa Buratino và Solntsepёk
Ở Liên Xô, ý tưởng về một hệ thống tên lửa bắn loạt (MLRS) tầm ngắn để phóng tên lửa hạng nặng được gắn đầu đạn cháy và nhiệt áp nảy sinh vào cuối những năm 1970. Theo ý tưởng đó, một hệ thống chiến đấu bao gồm xe chiến đấu cùng tên lửa và xe vận tải tên lửa đã được bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1980 bởi Văn phòng Thiết kế Công trình Giao thông Omsk và được đặt tên là hệ thống phun lửa hạng nặng (тяжёлая огнемётная системаТОС-1, còn có tên gọi Объект 634 - Object 634,Буратино- Buratino) TOS-1.
TOS-1Buratinora đời năm 2001, là hệ thống pháo phản lựcphóng loạt(30 ống phóng) sử dụng tên lửa cỡ 220mm không điều khiển gắn đầu đạn cháy hoặc nhiệt ápcó tầm bắn từ 400-3.500m. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt sinh lực, xe bọc thép nhẹ và công trình quân sự kiên cố, các ổ hỏa lựccũng như vô hiệu hóa các phương tiện bọc thép của đối phương, hỗ trợ các phân đội bộ binh và xe tăng trong tấn công và phòng thủ.TOS-1 được đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, cùng xe vận tải chở tên lửa dùng khung gầm KrAZ-255B với một loạt phóng có thể tạo phạm vi sát thương khoảng 2km2.
TOS-1A (còn có tên gọi Солнцепёк - Solntsepёk)- phiên bản cải tiến từ TOS-1, gồm 24 ống phóng gắn trên khung gầm tăng T-90, được ra mắt năm 2003 với tầm bắn 6km và hệ thống điều khiển tiên tiến, có khả năng gây sát thương khu vực rộng đến 40.000m2 (tương đương diện tích của 6 sân bóng); khung gầm KrAZ xe vận chuyển tên lửa được thay thế bằng bệ bánh xích hiện đại hóa của xe tăng T-72A. Tại cuộc tập trận chiến lược Tsentr 2019, hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Solntsepёk của Nga đã có màn ra mắt rất ấn tượng, với uy lực được đánh giá gấp 3 lần TOS-1. Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng gọi TOS-1A là "địa ngục trần gian" có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ đối tượng mục tiêu nào.
Các đầu đạn gây cháy được nạp bằng các chất cháy khác nhau, trong đó có tetra-etyl nhôm, có thể tự bắt cháy trong không khí và tạo nhiệt độ cực cao.Đạn nhiệt áp tạo ra một đám mây hỗn hợp nổ-khí và kích nổ nó. Sau khi bị kích nổ tức thời, tại tâm nổ, áp suất tăng mạnh, sau đó giảm xuống dưới áp suất khí quyển, khoảng 160mm Hg. Vì vậy, ngay cả khi kẻ thù có thể sống sót sau vụ nổ, sự chênh lệch áp suất dẫn đến cái chết do vỡ các cơ quan nội tạng. Hiệu quả lớn nhất từ tên lửa được trang bị đầu đạn nhiệt áp đạt được trong điều kiện miền núi, nhờ hiệu ứng của sóng xung kích không khí và phản xạ nhiều lần của bởi các vách đá xung quanh, phá hủy đất và đá vụn.
Năm 2018, Lực lượng phòng chống NBC Nga đã nhận được 30 bệ phóng tên lửa 220mm TOS-1A Solntsepёk với tầm bắn 10km, đạt được một phần nhờ giảm trọng lượng và thể tích của hỗn hợp nhiên liệu không khí-nổ mới trong đầu đạn, đồng thời tăng sức công phá của đầu đạn. Tuy nhiên, tầm bắn tối thiểu được mở rộng từ 400m lên 1,6km, vì vậy tên lửa M0.1.01.04M tầm ngắn hơn sẽ được dùng cho tác chiến tầm gần.
Hiện các hệ thống Buratino và Solntsepёkcó trong trang bị của quân đội Nga, Saudi Arabia, Algeria, Azerbaijan, Armenia, Iraq, Kazakstan và Syria. Sử dụng hỗn hợp hoá chất đặc biệt, trong Quân đội Nga, những vũ khí này được biên chế cho Lực lượng phòng chống vũ khí NBC thay vì Pháo binh, vì vậy, nó không có định danh theo Hệ thống pháo tên lửa (GRAU) của Nga mà có phiên hiệu là RKhBZ-МO.1.01.00. TOS-1đã tham gia thực chiến năm 1988-1989 tại Thung lũng Panjshir (Afghanistan); sau đó, trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai, nổi bật trong trận Grozny năm 1999.
TOS-1A lần đầu tiên được Quân đội Iraq sử dụng trong cuộc tái chiếm Jurf Al Sakhar ngày 24/10/2014và Thành phố cổ của Mosul từ tay Nhà nước Hồi giáo ngày 18/6/2017.TOS-1 đã được sử dụng tại Syria vào ngày 10/10/2015 bởi Quân đội Syria khi chống lại các lực lượng nổi dậy ở Hama; năm 2016 -tại vùng núi Latakia; năm 2017 - tại khu vực Palmyra;năm 2018 -tại Al-Safa. Azerbaijan đã sử dụng TOS-1A chống lại Quân đội Phòng vệ Nagorno-Karabakh vào tháng 4/2016 và mới đây nhất -tháng 9/2020.
Theo Andrey Frolov -Tổng biên tập tạp chí Arms Export -trên thế giới không có các hệ thống tương tự TOS-1A Solntsepёk. Tuy nhiên, tổ hợp vẫn có các nhược điểm là kích thước lớn, vỏ giáp yếu, dễ bị tổn thương trước các hệ thống chống tăng có điều khiển và súng phóng lựu, vì vậy, tổ hợp này buộc phải hoạt động dưới sự yểm trợ của xe tăng. Ngoài ra, tổ hợp có phạm vi ứng dụng hẹp-chỉ dùng các cuộc xung đột cục bộ và các hoạt động chống khủng bố; trong các cuộc chiến quy mô lớn, nó thua các hệ thống MLRS về tầm bắn và hiệu quả…
Nga hiện đại hóa các hệ thống phun lửa
Để nâng cao tính năng chiến-kỹ thuật và mở rộng phạm vi ứng dụng, theo tờ Izvestia (Nga), không chỉ các mẫu mới sẽ được cải tiến mà các hệ thống tên lửa tự hành đã có trong trang bị TOS-1 Buratino và TOS-1A Solntsepёk sẽ được trang bị hệ thống trao đổi thông tin và đạn dược mới.Các hệ thống cập nhật sẽ được tích hợp thiết bị để trao đổi dữ liệu thông qua Hệ thống Chỉ huy Thống nhất cấp Chiến thuật, cho phép nhận thông tin trinh sát, tọa độ bắn và đường di chuyển của mục tiêu theo thời gian thực, tăng hiệu quả chiến đấu.
Cả Solntsepёk và Buratino sẽ được trang bị hệ thống điều khiển tự động (автоматизированнaя системa управления - ACY), giúp giảm thời gian từ khi nhận nhiệm vụ đến khi khai hỏa và rời khỏi vị trí.ACY cho phép chuyển tức thì thông tin tình báo từ các UAV và các đơn vị trinh sát tới các kíp vận hành hệ thống phun lửa này.
Ngoài ra, TOS-1 và TOS-1A sẽ được trang bị hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực tự động (автоматизированнaя системa управления наведением и огнём - ASUNO), cho phép bắn mà không cần chuẩn bị sơ bộ về địa hình và trắc địa. Các hệ thống tự động đã được áp dụng cho các hệ thống pháo do Nga sản xuất. MLRS "Tornado-G" được trang bị tổ hợp điều khiển hỏa lực tự động "Kapustnik-BM" giúp giảm thời gian triển khai xuống còn một phút.
Trong Lễ diễu hành nhân Ngày Chiến thắng 2020, hệ thống súng phun lửa TOS-2 Tosochka mới lần đầu tiên được trình diễn, sẽ thay thế một phần của các hệ thống phun lửa hạng nặng thế hệ trước tại Quân khu Nam. Hệ thống mới dựa trên khung gầm bánh lốp Ural, mang lại tính cơ động và khả năng việt dã cao. Tosochka còn được phân biệt bởi tầm bắn tăng nhờ sử dụng loại đạn mới - đạn nhiệt áp phản lực TBS-M3 (реактивный термобарический боеприпас ТБС-М3), kích nổ bằng ngòi tiếp xúc, có tầm bắn 15km, uy lực mạnh hơn trong khi vẫn duy trì kích thước của thế hệ đạn trước đó bằng cách sử dụng các loại nhiên liệu tên lửa và hỗn hợp cháy-nổ mới, do công ty Splav phát triển từ năm 2016.
Các phương tiện truyền thông Nga tiết lộ, hệ thống TOS-2 Tosochka - vũ khí mới với đầu đạn nhiệt áp có sức mạnh hủy diệt và hiệu quả được nâng cao là thế hệ tiếp theo của hệ thống TOS-1A, được đặt trên khung gầm xe Ural-63706-0120 ba trục (hoặc khung gầm xe thiết giáp kháng mìn Typhoon-U) thay vì khung gầm xe tăng T-72, mang lại khả năng cơ động cao trên nhiều loại địa hình.
TOS-2 được tích hợp hệ thống ngắm, bắn và điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động; hệ thống liên lạc và định vị GLONASS giúp tiếp nhận thông tin mục tiêu.TOS-2 cũng có hệ thống tác chiến điện tử chống lại vũ khí chính xác cao của đối phương. Trong cuộc diễn tập chỉ huy và tham mưu chiến lược Caucasus-2020, Lực lượng Hóa học Nga thực hành sử dụng tên lửa tầm xa TBS-4M mang đầu đạn nhiệt áp và đã cho kết quả rất tích cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo