Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (11/7): Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO

Bản tin Quân sự thế giới hôm nay (11/7) có những nội dung sau: Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO; Litva tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh NATO; số lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc tăng mạnh.

Rostec tuyên bố sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal / Australia gửi máy bay AWACS đến Đức để tuần tra sườn phía đông NATO

* Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO

Lãnh đạo các nước thành viên hôm nay sẽ bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh NATOkéo dài 2 ngày (11 và 12/7) tại Vilnius, Litva, bàn nhiều vấn đề quan trọng nội khối và về một số quốc gia liên quan. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của NATO sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ba hội nghị trước đó được tổ chức trực tuyến một lần và hai lần còn lại ở Brussels và Madrid.

Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc Thụy Điển gia nhập NATO. Ảnh: Reuters

Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh NATO có thể sẽ gồm những nội dung chính: Đảm bảo các thành viên đạt mức chi tiêu quốc phòng 2% GDP, xem xét vấn đề Thụy Điển gia nhập NATO, nội dung viện trợ quân sự cho Ukraine, lộ trình để Ukraine có thể trở thành thành viên NATO, tăng cường sức mạnh ở sườn Đông của khối, đẩy mạnh sản xuất cũng như dự trữ đạn dược trong bối cảnh Ukraine đang “đốt” viện trợ quân sự của các quốc gia NATO nhanh hơn tốc độ bù đắp, và các vấn đề nảy sinh sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine kết thúc. Ngoài ra, vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus cũng có thể (nhưng không nhiều khả năng) là một trong những vấn đề được đề cập tới tại hội nghị thượng đỉnh lần này.

Trong một diễn biến đặc biệt có tính bước ngoặt, U.S. News sáng ngày 11/7 (giờ Việt Nam) đưa tin Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã có cuộc gặp“mang tính xây dựng” với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngay trước thềm hội nghị. Ông Stoltenberg cho biết: “Tôi vui mừng thông báo rằng Tổng thống Erdogan đã nhất trí chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển sang Quốc hội và sẽ hợp tác chặt chẽ với Quốc hội để đảm bảo việc phê chuẩn diễn ra trong thời gian càng sớm nhất”.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra điều kiện để Thụy Điển gia nhập NATO là EU chấp thuận để Ankara tiếp tục đàm phán trở thành thành viên của khối. Ông Erdogan nói: “Trước tiên hãy mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của EU, sau đó chúng tôi sẽ mở đường cho Thụy Điển”. Ngay lập tức Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lên tiếng cho đây là 2 vấn đề không liên quan. Tuy nhiên, vào đêm trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tuyên bố nhất trí để Thụy Điển gia nhập NATO mà không cho biết rõ có kèm theo điều kiện nào hay không. Về phần mình, Thụy Điểncũng gợi ý sẽ ủng hộ nguyện vọng của ông Erdogan về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối kinh tế EU.

* Litva đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh NATO như thế nào?

Theo ông Paulius Nemira, Phó giám đốc thứ nhất Cơ quan Bảo vệ lãnh đạo cấp cao Litva, đây là sự kiện đặc biệt quan trọng diễn ra trong bối cảnh đặc biệt chưa từng có. Ngoài 1.000 binh sĩ các nước đồng minh, Litva điều động 12.000 binh sĩ để đảm bảo an ninhtrong suốt thời gian diễn ra hội nghị.

 

Ông Paulius Nemira cũng cho biết Litva chưa bao giờ tổ chức một sự kiện có quy mô lớn như vậy và việc đảm bảo an ninh là một thách thức lớn. Sẽ có khoảng 48 phái đoàn nước ngoài với 2.400 thành viên, trong đó có 40 nguyên thủ quốc gia và 150 chính trị gia cấp cao khác, tới Litva và cần được bảo vệ. Riêng phương tiện đi lại cho các phái đoàn cũng đã lên tới con số 800.

An ninh thắt chặt trước giờ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Litva. Ảnh:LRT

Theo Trung tá Liutauras Bagociunas, chỉ huy lực lượng quân sự bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh NATO, hệ thống phòng không tầm xa Patriot, hệ thống phòng không tầm trung NASAMS và lực lượng đặc nhiệm phòng chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ hạt nhân và phòng chống máy bay không người lái của các nước đã được triển khai.

Các cơ sở hạ tầng quan trọng như cầu, đường sẽ được lực lượng quân đội bảo vệ chặt chẽ, liên tục rà tìm chất nổ, trong khi binh sĩ với trang bị vũ khí và trang bị phù hợp sẽ được điều động vận hành các phương tiện đưa đón các phái đoàn và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quan trọng khác như sẵn sàng phản ứng nhanh với các tình huống xảy ra trên thực tế.

Ngoài lực lượng quân đội, 1.500 cảnh sát cũng được triển khai tại Hội nghị thượng đỉnh NATO cùng cảnh sát Latvia và Ba Lan hỗ trợ các nhiệm vụ đảm bảo trật tự công cộng. Các đơn vị chống khủng bố của lực lượng cảnh sát và Cục Cảnh sát hình sự Litva cũng được huy động vào đảm bảo an ninh cho sự kiện này.

Phó giám đốc Cơ quan Biên phòng nhà nước Antanas Montvydas cho biết lực lượng biên phòng sẽ tiếp tục kiểm tra chặt chẽ biên giới với các quốc gia và tăng cường kiểm soát tại các sân bay, cảng biển từ trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh cho đến 8 giờ ngày 13/7. Trong thời gian này, công dân EU sẽ phải xuất trình căn cước hoặc hộ chiếu, còn công dân các nước khác sẽ phải xuất trình hộ chiếu có thị thực.

 

* Trung Quốc nâng cấp căn cứ hải quân đáp ứng đội tàu đang phát triển nhanh chóng

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng thuộc Tập đoàn Alibaba, Trung Quốc đang tiến hành nâng cấp các căn cứ hải quân để kịp thời đáp ứng chỗ neo đậu và hỗ trợ đội tàu đang gia nhanh chóng của mình.

Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ hải quân Trung Quốc ở Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc.Nguồn: South China Morning Post (Google Earth)

Hải quân Trung Quốc, hiện được cho là lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, dự kiến sẽ hạ thủy ít nhất 10 tàu mặt nước vào cuối năm nay, bao gồm 8 tàu khu trục Type 052D và 2 khinh hạm Type 054B, với tổng lượng giãn nước là 72.000 tấn.

Các tàu mặt nước mới này sẽ cùng vận hành với hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động của Trung Quốc có tổng trọng tải 120.000 tấn, 8 tàu tuần dương Type 055 gần 100.000 tấn, 3 tàu trực thăng tấn công cỡ lớn Type 075 và 9 tàu vận tải đổ bộ Type 071. Tất cả những chiến hạm này đều được đưa vào phục vụ trong Hải quân Trung Quốc trong 15 năm qua.

Với tổng số tàu chiến đang hoạt động dự kiến sẽ tăng trong năm nay lên hơn 600, gấp ba lần con số ở hai thập kỷ trước, Hải quân Trung Quốc đã cho tái ngũ hàng nghìn thủy thủ.

 

Số lượng tàu tăng lên nhưng công việc xây dựng các cầu tàu tại các căn cứ hải quân lại đang bị tụt lại phía sau so với tốc độ hạ thủy các tàu chiến mới. Hình ảnh vệ tinh từ Google Earth và Maxar Technologies cho thấy hiện đang có các công trình xây dựng mới tại 3 căn cứ hải quân, trong đó có Ngọc Lâm và Trạm Giang.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm