Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (14/11): Xuất khẩu vũ khí Nga vẫn đạt 55 tỷ USD, Ukraine cải tiến Buk-M1 tương thích tên lửa Mỹ

Quân sự thế giới hôm nay (14/11) có những thông tin chính sau: Xuất khẩu vũ khí Nga vẫn ổn định ở mức 55 tỷ USD; Ukraine cải tiến hệ thống Buk-M1 có thể bắn tên lửa RIM-7 Sea Sparrow của Mỹ; Malaysia có thể sẽ nhận tàu tuần duyên Decisive của Mỹ vào năm tới.

Quân sự thế giới hôm nay (11/11): Máy bay huấn luyện T-7A Red Hawk bay thử nghiệm / Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 12/11

* Xuất khẩu vũ khí Nga vẫn ổn định ở mức 55 tỷ USD

Cơ quan Hợp tác kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga (FSVTS) ngày 13/11 ra thông cáo tại Triển lãm hàng không Dubai 2023 cho biết: “Bất chấp những áp lực đặt lên các đối tác và nỗ lực làm ảnh hưởng danh tiếng của Nga, nhu cầu mua sắm khí tài quân sự và vũ khí Nga vẫn không hề thay đổi và chúng tôi tự tin sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm nay”.

Bulgarian Military trích thông cáo của Giám đốc FSVTS Dmitry Shugaev tiết lộ, các hợp đồng mua sắm vũ khí đã giao dịch thành công giữa Nga với các đối tác đem lại giá trị ổn định khoảng 50 đến 55 tỷ USD. Ông Shugaev cũng lưu ý rằng những hoạt động xuất khẩu này đang được tiến hành theo lịch trình và thỏa thuận đã đạt được với các đối tác.

Quân sự thế giới hôm nay (14-11): Xuất khẩu vũ khí Nga vẫn đạt 55 tỷ USD, Ukraine cải tiến Buk-M1 tương thích tên lửa Mỹ
Khí tài quân sự và vũ khí Nga trưng bày tại Triển lãm Dubai 2023 bao gồm máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A(E). Ảnh: Telegram

Hồi tháng 6 vừa qua, ông Shugaev cũng đưa ra nhận định về xu hướng cho thấy nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng đối với các loại khí tài quân sự và vũ khí Nga bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, xe bọc thép và hệ thống tên lửa. Ông Shugaev cho biết Nga hiện đang hợp tác trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng với hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tại Triển lãm hàng không Dubai 2023, Tập đoàn Rostec của Nga sẽ trưng bày khoảng 200 loại vũ khí, khí tài và sản phẩm quốc phòng. Ngoài ra, Nga cũng sẽ đem đến triển lãm các sản phẩm lưỡng dụng do một số công ty hàng đầu của Rostec như UAC, Russian Helicopters, Ruselectronics, Kalashnikov, KRET sản xuất.

Điểm nhấn của khí tài quân sự và vũ khí Nga trưng bày tại Triển lãm Dubai 2023 có lẽ là máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A(E), bản nâng cấp tiên tiến của máy bay Il-76MD nổi tiếng. Máy bay có độ tin cậy và tính linh hoạt cao, có khả năng đảm nhiệm nhiều tác vụ, từ chuyển quân đến vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế và chữa cháy rừng.

* Ukraine cải tiến hệ thống Buk-M1 có thể bắn tên lửa RIM-7 Sea Sparrow của Mỹ

Đài phát tranh Radio NV (Радіо НВ) của Ukraine ngày 13-11 đưa tin, lực lượng phòng không Ukraine đã điều chỉnh hệ thống phòng không Buk-M1 tương thích với tên lửa RIM-7 Sea Sparrow của Mỹ.

 

Đại tá Yury Ignat, người phát ngôn Không quân Ukraine, xác nhận thông tin nói trên và tiết lộ rằng các hệ thống tên lửa đã được điều chỉnh này được thử nghiệm thành công với tên lửa RIM-7 Sea Sparrow tại một cơ sở huấn luyện của Mỹ.

“Chúng tôi nhận được phản hồi tích cực từ các đối tác phương Tây về hiệu suất vận hành của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1 cải tiến tương thích với tên lửa của Mỹ”, ông Ignat cho biết.

Quân sự thế giới hôm nay (14-11): Xuất khẩu vũ khí Nga vẫn đạt 55 tỷ USD, Ukraine cải tiến Buk-M1 tương thích tên lửa Mỹ
Hệ thống Buk-M1 đã được cải tiến để bắn được tên lửa của Mỹ. Ảnh: The Drive

RIM-7 Sea Sparrow là tên lửa phòng thủ tầm ngắn thiết kế cho Hải quân Mỹ chống lại các mối đe dọa từ trên không như tên lửa và máy bay chống hạm. RIM-7 Sea Sparrow được phát triển từ tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow vào đầu những năm của thập kỷ 1960. Phiên bản ban đầu của RIM-7 Sea Sparrow là một hệ thống khá cơ bản, điều khiển bằng radar ngắm bắn thủ công. Sau khi được triển khai, RIM-7 Sea Sparrow đã trải qua nhiều cải tiến đáng kể và trở thành một hệ thống hoàn toàn tự động, tương tự như tên lửa RIM-2 Terrier của Hải quân Mỹ.

RIM-7 Sea Sparrow nặng khoảng 510kg, dài khoảng 3,65m, được trang bị động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn và đầu đạn phân mảnh công phá cao. Phạm vi hoạt động của RIM-7 Sea Sparrow khoảng 27km.

* Mỹ sẽ chuyển giao tàu tuần duyên cho Malaysia vào năm tới?

 

Theo Malaysian Defence, Tổng giám đốc Cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) Đô đốc Hamid Mohd Amin mới đây tiết lộ với báo giới thông tin cho biết cơ quan này dự kiến sẽ tiếp nhận 2 tàu từ một số quốc gia thân thiện vào năm tới.

Trong thông báo, Đô đốc Hamid Mohd Amin không nêu tên quốc gia tặng tàu, nhưng điều thú vị là một bài đăng trên Facebook của MMEA cho biết cơ quan này đã xem xét tiếp nhận ít nhất một tàu tuần duyên cũ của Mỹ. Thông tin này cũng đã được đề cập tới trong một bài viết về lễ nghỉ hưu chính thức của Giám đốc Cơ quan điều phối và thực thi hàng hải thuộc MMEA Chuẩn đô đốc Aminuddin Abdul Rashid.

Quân sự thế giới hôm nay (14-11): Xuất khẩu vũ khí Nga vẫn đạt 55 tỷ USD, Ukraine cải tiến Buk-M1 tương thích tên lửa Mỹ
Giới thạo tin cho rằng Malaysia sẽ nhận tàu tuần duyên Decisive của Mỹ vào năm tới. Ảnh: Lực lượng Tuần duyên Mỹ

Thông tin từ trang web của lực lượng Tuần duyên Mỹ cũng cho thấy, tàu tuần duyên lớp Reliance mang tên Decisive (đặt ky vào năm 1967 và đưa vào hoạt động năm 1968) đã được cho nghỉ hưu và loại biên khỏi lực lượng Tuần duyên Mỹ vào ngày 2/3/2023.

Decisive dài 65m, rộng 10m, được trang bị động cơ diesel đôi, có sân bay trực thăng và có khả năng chở theo thủy thủ đoàn 75 người. Tàu có một pháo 25mm và hai súng máy. Trước đó, lực lượng Tuần duyên Mỹ đã chuyển 2 tàu tuần duyên lớp Reliance cho Colombia và Sri Lanka vào năm 2003 và 2004.

- Video: Tàu hộ vệ Fremm – “Gã khổng lồ” trên biển của Hải quân Pháp.

 

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm