Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (18/7): Trực thăng Ka-52 và UAV Lancet đối mặt nguy cơ từ tên lửa IRIS-T

Quân sự thế giới hôm nay (18/7) có những thông tin đáng chú ý sau: Máy bay không người lái PHASA-35 bay lên tầng bình lưu; trực thăng Ka-52 và UAV Lancet đối mặt nguy cơ từ tên lửa IRIS-T; Không quân Philippines trang bị máy bay tuần tra tầm xa.

Hệ thống phòng không Ukraine nguy kịch sau đòn không kích chính xác cao của Nga / Phòng không Nga đánh chặn 3 tên lửa Storm Shadow và 3 tên lửa HIMARS

* Thử nghiệm thành công máy bay không người lái bay trên tầng bình lưu

Nhà thầu quốc phòng BAE Systems của Anh đã thử nghiệm thành công hệ thống bay không người lái cận độ cao vệ tinh PHASA-35. Máy bay không người lái này đã đạt độ cao hơn 20km và bay trong thời gian 24 giờ ở khu vực White Sands, New Mexico.

BAE Systems thử nghiệm thành công máy bay không người lái PHASA-35 trên tầng bình lưu. Nguồn: BAE Systems

Được thiết kế bởi công ty con Prismatic Ltd. của BAE Systems, máy bay không người láiPHASA-35 hoạt động ở bên trên tầng khí quyển nơi xảy ra các hiện tượng thời tiết và hoạt động giao thông hàng không. Việc thử nghiệm thành công hệ thống PHASA-35 mở ra cơ hội mới cho việc thúc đẩy các hoạt động thu thập thông tin tình báo, trinh sát, giám sát, cứu trợ thiên tai, bảo vệ biên giới và cung cấp mạng truyền thông 4G và 5G.

Với sải cánh dài 35m và tải trọng 15 kg, máy bay không người lái PHASA-35 sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến như vật liệu tổng hợp hiện đại, hệ thống quản lý năng lượng, và hệ thống quang điện sử dụng pin năng lượng mặt trời. Pin mặt trời cung cấp năng lượng hoạt động ban ngày và lưu trữ điện trong các tế bào pin sạc để duy trì hoạt động ban đêm. Cuộc thử nghiệm được tài trợ bởi Trung tâm kỹ thuật chỉ huy phòng thủ tên lửa và không gian Lục quân Mỹ.

* Trực thăng Ka-52 và UAV Lancet đối mặt nguy cơ từ tính năng mới của tên lửa IRIS-T

Trực thăng tấn công Kamov Ka-52 Alligator của Nga thực sự là cơn ác mộng đối với các loại xe tăng Leopard, xe chiến đấu bộ binh Bradley và nhiều loại xe tăng, xe bọc thép khác. Ngoài Ka-52, UAV cảm tử Lancet cũng là vũ khí đáng sợ đối với vũ khí phương Tây. Thế nhưng khi quân đội Ukraine được bổ sung một số tính năng mới cho các hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T thì rất có thể câu chuyện sẽ khác.

Trước đây, các hệ thống phòng không IRIS-T của Ukraine sử dụng hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại. Tuy nhiên, các các hệ thống IRIS-T mới được trang bị bổ sung thiết bị chỉ thị mục tiêu và dẫn đường bằng laser, kết hợp các tham số khác ngoài chức năng tầm nhiệt.

Tính năng mới của tên lửa IRIS-T là nguy cơ cho trực trăng Ka-52 và UAV Lancet. Ảnh: Bulgarian Military

Tên lửa IRIS-T mới của Ukraine cũng sử dụng công nghệ dẫn đường tự động hiện đại gồm các hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống định vị quán tính. Ngoài ra, nó còn sử dụng các tham số từ liên kết dữ liệu tần số vô tuyến để cập nhật vị trí mục tiêu theo thời gian thực từ hệ thống radar bên ngoài. Tên lửa cũng sử dụng đầu dò hồng ngoại thụ động có độ chính xác cao để phát hiện và theo dõi mục tiêu, nâng cao độ chính xác và khả năng sống sót trước các biện pháp đối phó của đối phương.

 

Với tầm bắn có thể lên tới 40km, chỉ thị và dẫn đường tới mục tiêu bằng tia laser sẽ không hiệu quả ở khoảng cách xa nhưng ở khoảng cách ngắn hơn thì điều đó có thể mang lại sự khác biệt. Việc tích hợp các hệ thống dẫn đường bằng laser vào IRIS-T có thể là nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống phòng không do tên lửa dẫn đường bằng laser có thể đánh chặn nhiều loại mục tiêu trên không với độ chính xác cao. Điều này giúp tên lửa dẫn đường bằng laser đặc biệt hiệu quả đối với các mục tiêu di chuyển nhanh, khó theo dõi bằng các loại hệ thống dẫn đường khác.

Việc tăng cường năng lực dẫn đường cho tên lửa IRIS-T được cho là sẽ giúp tăng khả năng đánh bại trực thăng Ka-52 và UAV cảm tử Lancet của Nga, đặc biệt là UAV Lancet do nó không có được những khả năng gây nhiễu hồng ngoại, bắn mồi bẫy nhiệt và pháo sáng để “thoát thân” như trực thăng Ka-52 khi bị tấn công bằng tên lửa đất đối không.

* Không quân Philippines trang bị 2 máy bay tuần tra tầm xa từ Elbit Sytems?

Ngày 17/7, công ty điện tử quốc phòng quốc tế Elbit Systems của Israel tuyên bố giành được hợp đồng trị giá 114 triệu USD cung cấp 2 máy bay tuần tra tầm xa cho một quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng không tiết lộ danh tính.

Không quân Philippines trang bị 2 máy bay tuần tra tầm xa từ Elbit Sytems? Ảnh:Haaretz

Tuy nhiên, nguồn tin từ tờ Haaretz của Israel cho biết khách hàng của Elbit Systems có thể là Philippines. Theo Haaretz, thỏa thuận giữa Elbit Systems và Philippines sẽ kéo dài 5 năm. Elbit Systems sẽ sử dụng mẫu máy bay ATR-72-600 do Italy sản xuất để trang bị các hệ thống quản lý tác vụ, hệ thống radar, thu phát tín hiệu, thông tin tình báo... bảo đảmthực hiện nhiệm vụ bay tuần tra hàng hải tầm xa.

 

Trước đó, các công ty quốc phòng khác như Leonardo, Thales được cho là cũng đã gửi chào hàng nhưng Philippines chọn Elbit Systems do mối quan hệ đối tác lâu dài giữa Philippines và Israel. Thời gian qua, Philippines cũng đã mua một số vũ khí khác của Israel như hệ thống tên lửa đánh chặn SPYDER, tên lửa chống tăng Spike...

Hiện Bộ Quốc phòng Philippines vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về vấn đề này và cũng chưa phản hồi thông tin của Haaretz.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm