Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (19/12): Nga đưa trung đoàn tên lửa hạt nhân mới vào hoạt động

Quân sự thế giới hôm nay (19/12) có những thông tin chính sau: Nga đưa trung đoàn tên lửa hạt nhân mới vào hoạt động; Mỹ bán 263 tên lửa Javelin FGM-148F cho Romania; Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc mua máy bay JF-17.

Thời kỳ tăng lãi suất liên tục của FED đến hồi kết? / Quân sự thế giới hôm nay (16/12): Mỹ lắp thêm trang bị để tăng sức chiến đấu cho tiêm kích tàng hình F-35 của Israel

* Nga đưa trung đoàn tên lửa hạt nhân mới vào hoạt động

Theo Military Watch, Nga đã đưa một trung đoàn tên lửa hạt nhân mới vào tham gia nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong lực lượng tên lửa chiến lược. Đại tướng Sergey Karakayev, Tư lệnh lượng hạt nhân chiến lược Nga, cho biết: “Một trung đoàn tên lửa đã được giao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trung đoàn này hiện đang đóng quân tại Bologovsky, nơi có hệ thống tên lửa mặt đất cơ động RS-24 Yars. Tuyên bố của ông Sergey Karakayev cho biết việc đưa trung đoàn mới vào thực nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu sẽ cải thiện đáng kể khả năng tác chiến cho các đơn vị liên quan.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tên lửa chiến lược Yars của Nga. Ảnh: Military Watch.

Yars ICBM là một trong hai hệ thống tên lửa được đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Nga. Hệ thống còn lại là tên lửa Sarmat có năng lực răn đe gấp 4 lần và có thể mang đầu đạn lớn hơn đáng kể so với Yars. Đơn vị Sarmat đầu tiên được Nga đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào cuối tháng 10 năm nay, trong khi Yars bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7-2010 và hiện có khoảng 150 quả tên lửa Yars đang được trang bị cho 8 sư đoàn tên lửa của Nga. Yars được phát triển bí mật với tư cách là phiên bản tiếp theo của tên lửa Topol-M (sử dụng từ năm 1997), với điểm khác biệt chính là khả năng mang nhiều đầu đạn và có thể nhắm tới nhiều mục tiêu khác nhau, giúp gia tăng đáng kể năng lực tác chiến và giảm khả năng bị đánh chặn.

* Mỹ bán 263 tên lửa Javelin FGM-148F cho Romania

Theo Military Leak, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán tên lửa Javelin và các thiết bị liên quan cho Chính phủ Romania với chi phí ước tính khoảng 80 triệu USD. Trước đó, chính phủ Romania đã đề nghị phía Mỹ bán 263 tên lửa Javelin FGM-148F và 26 hệ thống phóng và chỉ huy hạng nhẹ Javelin.

Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 1996, hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin đã liên tục được phát triển, góp phần định hình tác chiến trên bộ. Với những tiến bộ gần đây và thành tích của mình, Javelin đã củng cố vị thế như một trong những vũ khí góp phần thay đổi cuộc chơi trên chiến trường.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tên lửa Javelin là một trong những vũ khí góp phần thay đổi cuộc chơi trên chiến trường. Ảnh: Military Leak

Thay thế tên lửa chống tăng M47 Dragon trong biên chế Lục quân Mỹ, Javelin thể hiện tính hiệu quả và khả năng thích ứng với nhiều điều kiện chiến trường. Cơ chế bắn và quên của Javelin được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường hồng ngoại tự động mang lại cho người vận hành lợi thế quan trọng là tìm được chỗ ẩn nấp ngay sau khi phóng tên lửa đi. Sự khác biệt này so với các hệ thống dẫn hướng bằng dây trước đây giúp nâng cao tính an toàn và linh hoạt trong vận hành.

 

Với cấu hình tấn công hiện đại, tên lửa Javelin hướng tới tấn công lớp giáp bên trên dễ bị tổn thương nhất của các mục tiêu bọc thép. Với độ cao tấn công tối đa là 150m, tầm bắn đặc biệt hiệu quả 60m, tầm bắn tối đa 2.500m, Javelin có độ chính xác chưa từng có đối với các hệ thống tên lửa chống tăng trước đây.

* Không chọn F-35, F-16, hay Typhoon, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang cân nhắc JF-17

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nỗ lực nâng cấp kho vũ khí của mình trong những năm gần đây, đặc biệt là hệ thống máy bay chiến đấu. F-16 của Mỹ hiện đang đứng đầu danh sách hiện đại hóa. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hiện đang có nhiều biến động, dẫn đến việc Mỹ chưa thông qua ý định mua sắm của Thổ Nhĩ Kỳ, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch hiện đại hóa đội bay của không quân nước này.

Vì lý do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển hướng sang tìm kiếm hợp đồng với châu Âu với mong muốn tiếp cận mẫu máy bay chiến đấu Typhoon. Tuy nhiên, nước này lại vấp phải sự phản đối của Đức.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực nâng cấp kho vũ khí của mình trong những năm gần đây, đặc biệt là máy bay chiến đấu. Ảnh: Bulgarian Military.

Từ những điều kiện khó khăn đó, theo Bulgarian Military,hiện có thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét mua máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển. Đây là mẫu máy bay cũng có tên gọi là FC-1 Fierce Dragon (FC-1 Kiêu Long) ở Trung Quốc. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định dứt khoát theo hướng này thì mẫu máy bay thế hệ 4++ FC-1 Fierce Dragon mới nhất này (phiên bản 3.0) sẽ là lựa chọn hứa hẹn nhất.

 

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thành công trong thương vụ mua 40 chiếc FC-1 Fierce Dragon phiên bản 3.0 thì đây sẽ là trường hợp đầu tiên một máy bay chiến đấu do Trung Quốc thiết kế được một quốc gia NATO vận hành và rất có thể sẽ đưa vào thực chiến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm